Khủng hoảng thiếu chip máy tính và câu trả lời cho ngành công nghiệp ô tô
Chip máy tính còn được biết đến là một dạng chất bán dẫn - “bộ não” của các thiết bị điện tử như điện thoại di động, tivi, máy tính, và đặc biệt là ô tô. Trong sản xuất ô tô, trung bình mỗi chiếc xe chứa từ 50 đến 150 loại chip khác nhau đóng vai trò điều khiển hệ thống điện tử và hỗ trợ hỗ trợ người lái một cách nhanh chóng. Kể từ năm 2020, ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu đã chứng kiến sự sụt giảm chưa từng có trong sản xuất khi bộ phận quan trọng nhất là chip máy tính rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.
Nhà sản xuất ô tô gặp khó khăn giữa cuộc khủng hoảng thiếu chip toàn cầu
Sự thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2020 đã khiến các dây chuyền lắp ráp trên khắp thế giới ngừng hoạt động. Điều này một phần do thời gian sản xuất chip đã làm chậm quá trình sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị gia dụng. Thiết bị hỗ trợ di chuyển, cụ thể là xe hơi, được cho là sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng. Các nhà sản xuất ô tô lớn đã thông báo về việc thu hồi một lượng đáng kể chip máy tính trong dây chuyền sản xuất của họ, làm giảm doanh thu dự kiến cho năm 2021 đến hàng tỷ đô la.
Các nhà sản xuất nói gì về tình trạng thiếu hụt chip ô tô?
Ban đầu, vấn đề tạm dừng cung cấp chip máy tính cho các nhà sản xuất ô tô chỉ là sự trì hoãn tạm thời do các nhà máy đồng loạt đóng cửa vì chịu ảnh hưởng của đại dịch coronavirus. Tuy nhiên, mặc dù hoạt động sản xuất đang dần trở lại bình thường, nguồn cung chất bán dẫn ô tô không có dấu hiệu tăng trở lại.
Các nhà sản xuất xe hơi trên toàn thế giới đã chứng kiến chuỗi cung ứng của họ bị gián đoạn hàng loạt do sự thiếu hụt nghiêm trọng này và sẽ còn kéo dài đến năm 2022.
Một báo cáo gần đây do công ty tư vấn KPMG thực hiện dự đoán rằng, trong khi các nhà sản xuất ô tô chỉ chiếm 10% doanh số bán dẫn toàn cầu, họ vẫn chịu khoảng 80% trong số 125 tỷ USD doanh thu bị mất do thiếu hụt .
Ngành ô tô tại Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào khi thiếu chip máy tính?
Không thể phủ nhận rằng các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, công nghệ tại Việt Nam ít nhiều bị cuốn theo cơn sốt thiếu chip máy tính toàn cầu và đang gấp rút tìm giải pháp để hoạt động sản xuất không bị gián đoạn. Các chuyên gia dự đoán tình trạng thiếu hụt chip sẽ còn kéo dài và khó cải thiện trong ngắn hạn từ nay đến cuối năm 2021. Cũng không loại trừ khả năng ngành sản xuất xe hơi chững lại và có xu hướng tăng giá khi đưa ra thị trường.
VinFast tiên phong sản xuất xe xăng và xe ô tô điện tại Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch tập đoàn VinGroup đã đề cập đến vấn đề này trong kỳ họp cổ đông tháng 6/2021: VinFast dự kiến sẽ bán khoảng 15.000 ô tô điện và con số này thực tế đã bị "co lại" dưới tác động của cuộc khủng hoảng thiếu chip toàn cầu.
Sản xuất xe hơi không phải điều dễ dàng khi VinFast phải đối mặt với vấn đề mang tính toàn cầu và ở vị thế của một “người đi đầu” ngành công nghiệp ô tô trong nước. Tuy nhiên, chủ tịch Phạm Nhật Vượng vẫn luôn tin tưởng rằng: "đó là cơ hội để Vingroup cũng như Việt Nam thay đổi được tầm vóc của mình".
Bất chấp khủng hoảng, VinFast sẽ tiếp tục tìm ra những hướng đi phù hợp, đảm bảo đúng lộ trình bàn giao chiếc xe ô tô điện đầu tiên VF e34 vào cuối năm 2021. Hơn thế nữa, từ nay tới năm 2026, VinFast sẽ chính thức có mặt tại thị trường Mỹ với hàng trăm nghìn chiếc xe điện được bán ra.
Chip máy tính có triển vọng phục hồi - Ngành công nghiệp xe hơi tiếp tục dịch chuyển
Các nhà phân tích của Goldman Sachs (Ngân hàng đầu tư quốc gia Hoa Kỳ) cho biết: “Mặc dù nhu cầu đối với các mặt hàng điện tử tiêu dùng và ô tô có xu hướng khá nhạy cảm, nhưng chúng tôi ước tính nguồn cung giảm có thể làm tăng giá 1-3% ở các mặt hàng bị ảnh hưởng và có thể tạm thời gia tăng lạm phát vào cuối năm nay.”
Tình trạng khủng hoảng thiếu chip máy tính toàn cầu này được đánh giá là nghiêm trọng nhất trong suốt 3 thập kỷ qua. Tuy nhiên không có nghĩa rằng không thể phục hồi, các nhà sản xuất có thể kiên trì trong 2 năm hoặc sớm hơn. Trong lúc đó họ cần tìm ra những giải pháp ngắn hạn và dài hạn để hạn chế sự gián đoạn nhanh nhất có thể.
Một số nhà sản xuất lớn đã thực hiện chiến lược giảm thiểu từ việc chuyển hướng cung cấp chip cho các phương tiện có lợi nhuận cao hơn đến hoàn thiện các phương tiện mà không có một số mô-đun nhất định nhằm duy trì hoạt động của dây chuyền lắp ráp. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời bởi trên thực tế công suất chip sẽ không bắt kịp nhu cầu trong ngắn hạn đối với ngành công nghiệp ô tô. Điều đó chủ yếu là do sự gia tăng liên tục về khối lượng và mức độ tinh vi của các chip cần thiết để cung cấp năng lượng cho các công nghệ mới (hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao và lái xe tự động) nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngành công nghiệp ô tô sẽ bước vào kỷ nguyên mới với những tiến bộ công nghệ vượt trội hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trước mắt cả hai nhà cung cấp chất bán dẫn ô tô và nhà sản xuất xe cần phải điều chỉnh các chiến lược ngắn hạn và dài hạn của mình để vượt qua sự gián đoạn chuỗi cung ứng chip máy tính một cách nhanh nhất có thể.
Tham khảo thông tin và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, VinFast President và VinFast VF e34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết