Không nhường đường cho xe xin vượt có bị phạt không?
Nhường đường là quy tắc giao thông người lái thường xuyên gặp phải trong quá trình điều khiển xe trên đường. Tuy nhiên, khi nào cần nhường và quy tắc nhường đường như thế nào để đảm bảo an toàn lại là vấn đề không phải ai cũng nắm rõ. Đặc biệt, trong một số tình huống, người điều khiển phương tiện không nhường đường có thể bị xử phạt hành chínhtheo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
1. Không nhường đường cho xe xin vượt, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tới 2 triệu đồng
Hành vi không nhường đường cho xe xin vượt của người tham gia giao thông có thể bị phạt hành chính với nhiều mức độ khác nhau.
1.1. Người điều khiển ô tô, các loại xe tương tự ô tô
Điểm h khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng với người điều khiển ô tô, các phương tiện tương tự ô tô không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn.
Điểm b và c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng nêu rõ, ngoài việc bị phạt hành chính, người điều khiển ô tô hoặc các loại xe tương tự sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng hoặc từ 2 - 4 tháng nếu gây ra tai nạn giao thông.
1.2. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và xe gắn máy
Điểm e khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt từ 200.000 - 300.000 đồng với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) và các loại xe tương tự không nhường đường cho xe xin vượt khi đủ điều kiện an toàn.
Điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng nêu rõ, người điều khiển mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng khi không chấp hành theo quy định và gây ra tai nạn giao thông.
1.3. Người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe thô sơ khác
Khoản 2 điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu rõ mức phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng nếu người điều khiển xe đạp, xe đạp điện và xe thô sơ khác không nhường đường hoặc gây cản trở với xe cơ giới xin vượt.
Mức phạt với hành vi không nhường đường cho xe xin vượt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP cao hơn đến 05 lần so với quy định cũ (Nghị định 46 năm 2016). Điều này nhằm tăng tính răn đe, giúp người điều khiển phương tiện giao thông nâng cao ý thức đảm bảo an toàn trong các tình huống vượt xe trên đường.
2. Những lưu ý vượt xe an toàn dành cho người tham gia giao thông
Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường, tránh gây trở ngại dẫn tới những va chạm không đáng có.
Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về quy tắc vượt xe an toàn như sau:
- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
- Xe xin vượt chỉ được vượt khi:
- Không có chướng ngại vật phía trước
- Không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt
- Xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
Đối với đường chỉ có một làn xe chạy, phương tiện vượt về bên trái, ngoại trừ 3 trường hợp sau được vượt phải:
- Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái
- Khi xe hiện đang chạy giữa đường
- Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được
Đối với đường có nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ, xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn phương tiện chạy bên trái thì được phép vượt miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại xe sử dụng làn đường.
Người điều khiển phương tiện không được vượt xe trong các trường hợp sau đây:
- Không bảo đảm các điều kiện nêu trên;
- Trên cầu hẹp có một làn xe;
- Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
- Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
- Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt xe an toàn;
- Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Trong trường hợp xe xin vượt không đủ điều kiện an toàn hoặc thuộc trường hợp cấm vượt, các phương tiện có quyền không nhường đường.
>>> Xem thêm:
- Nguyên tắc cần nhớ khi vượt xe trên đường cao tốc
- Đèn passing là gì? Cách sử dụng đúng trên xe máy và ô tô
Trong một vài trường hợp, không nhường đường cho xe xin vượt có thể dẫn tới những xung đột giao thông không đáng có. Để đảm bảo an toàn, thể hiện văn hóa giao thông người điều khiển cần chủ động nhường đường cho phương tiện cùng di chuyển trên đường. Với thiết kế linh hoạt, xe VinFast phù hợp di chuyển trên nhiều địa hình khác nhau, đặc biệt dễ dàng di chuyển trong nội thành.
Trên 1 số mẫu xe như VF 8 và VF 9, VinFast còn trang bị hệ thống hỗ trợ lái xe ADAS - trợ thủ đắc lực của người lái, giúp giảm thiểu những va chạm gây ra tai nạn giao thông trên đường. Theo khảo sát của Hiệp hội Bảo hiểm An toàn Đường bộ An toàn Hoa Kỳ, hệ thống hỗ trợ lái ADAS giúp giảm đáng kể số vụ tai nạn ô tô, đặc biệt trong những tình huống như vượt xe, đi chệch làn đường…
Khách hàng đặt cọc VF 8 và VF 9 để có cơ hội trải nghiệm tính năng thông minh vượt trội của xe điện VinFast và nhận ưu đãi hấp dẫn. Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm của VinFast hoặc hỗ trợ tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]