Tìm hiểu giảm chấn thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động
Giảm chấn thủy lực được phát minh nhằm giúp các thiết bị lắp đặt giảm xóc, rung và hạn chế tiếng ồn. Tìm hiểu chi tiết về các ứng dụng, nguyên lý hoạt động của giảm chấn trong bài viết dưới đây.
1. Giảm chấn thủy lực là gì?
Giảm chấn thủy lực (Hydraulic Shock Absorber) là một thiết bị cơ khí được thiết kế để hấp thụ các giao động, đồng thời giảm áp suất trong các hệ thống thủy lực, giúp bảo vệ các bộ phận khác khỏi hỏng hóc do tác động của những đột biến áp suất đột ngột. Nhờ đó, các hệ thống máy móc hoặc phương tiện di chuyển được trang bị giảm chấn thủy lực đều được đảm bảo sự ổn định và tuổi thọ bền lâu.
Ngoài được trang bị trên các hệ thống treo, máy móc công nghệ, giảm chấn thủy lực còn được ứng dụng trên nhiều phương tiện di chuyển, trong đó có xe máy điện. Khi xe điện di chuyển, bộ phận giảm chấn có vai trò làm giảm các rung động do đường xấu hoặc điều kiện đường bất ổn. Nhờ đó, xe có thể dễ dàng di chuyển qua những địa hình dốc.
Hiện nay, trên thị trường có 7 loại giảm chấn thủy lực phổ biến như sau:
- Giảm chấn ống đơn (Monotube Hydraulic Shock Absorber): Có một ống duy nhất chứa dầu thủy lực và piston, thường được sử dụng trong các ứng dụng y tế và công nghiệp.
- Giảm chấn ống kép (Twin-Tube Hydraulic Shock Absorber): Bao gồm hai ống, một trong số đó nằm trong ống chính. Khi có áp lực gia tăng, dầu thủy lực chảy qua ống phụ để giảm áp suất và làm giảm đột ngột.
- Giảm chấn thủy lực: Đây là loại giảm chấn phổ biến nhất và thường được sử dụng trong các phương tiện giao thông như xe hơi và xe máy.
- Giảm chấn lò xo (Hydraulic Spring Shock Absorber): Loại này kết hợp cả giảm chấn thủy lực và lò xo để cung cấp một hệ thống treo hoàn hảo hơn. Lò xo giúp duy trì độ cao và tạo sự đàn hồi, trong khi giảm chấn thủy lực làm giảm rung động.
- Giảm chấn cao su (Rubber Shock Absorber): Thường được sử dụng để cách âm và cách nhiệt trong các ứng dụng xây dựng như cách âm tường và cửa chống ồn, giúp giảm tiếng ồn và tiết kiệm năng lượng.
- Giảm chấn một chiều (Unidirectional Shock Absorber): Được sử dụng trong hệ thống treo của xe ô tô để kiểm soát dao động theo một hướng cụ thể, chẳng hạn như khi xe chuyển hướng hoặc thực hiện các thao tác đặc biệt.
- Giảm chấn hai chiều (Bidirectional Shock Absorber): Có thể được sử dụng để làm giảm rung động và động năng trong các thiết bị y tế như máy hút dịch hoặc thiết bị phẫu thuật.
2. Cấu tạo của giảm chấn thủy lực
Giảm chấn thủy lực là một thiết bị cơ khí được sử dụng để kiểm soát và giảm động năng thủy lực trong các hệ thống. Cấu tạo cơ bản của giảm chấn thủy lực gồm các thành phần chính sau đây:
- Lò xo: Thường được làm từ chất liệu bền như inox hoặc thép không gỉ để có thể chịu được môi trường làm việc khắc nghiệt như ngâm trong dầu, nhớt, các lưu chất thủy lực. Lò xo trong giảm chấn thủy lực có nhiệm vụ co giãn giúp giảm chấn hoạt động.
- Ty phuộc (hay còn gọi là ty trục): Làm bằng chất liệu bền bỉ là bộ phận quan trọng giúp giảm chấn hoạt động.
- Dầu giảm chấn: Là chất lỏng chuyển động trong hệ thống giảm chấn thủy lực, thường là một loại dầu đặc biệt được thiết kế để làm việc trong môi trường thủy lực.
- Ống chứa dầu thủy lực: Đây là thành phần bọc bên ngoài của giảm chấn thủy lực. Nó thường là ống bằng kim loại hoặc cao su cứng, và nhiệm vụ của nó là chứa dầu thủy lực và bảo vệ các phần bên trong khỏi môi trường bên ngoài.
- Piston: Piston là một thành phần di động bên trong ống chứa dầu thủy lực. Khi có áp lực thủy lực tác động lên piston, nó di chuyển trong ống, thúc đẩy dầu thủy lực qua các khe hở hoặc van để kiểm soát động năng.
- Van và khe hở: Các van và khe hở được sử dụng để kiểm soát lưu lượng dầu thủy lực và tạo áp suất. Khi áp suất tăng lên do sự di chuyển của piston hoặc tác động từ bên ngoài, van và khe hở mở và đóng để làm giảm đột biến áp suất và kiểm soát động năng.
3. Nguyên lý hoạt động của giảm chấn thủy lực
Giảm chấn thủy lực hoạt động dựa vào các quá trình bao gồm nén (ép) và giản (trả) của bộ phận ty phuộc. Theo đó, áp suất thủy lực được tạo ra bằng cách áp dụng lực lên dầu thủy lực. Khi áp suất thủy lực tăng lên do sự tác động từ bên ngoài, bộ phận này tạo ra một động năng thủy lực. Dầu thủy lực trong hệ thống chịu áp suất lúc này bắt đầu di chuyển qua các khe hở hoặc van trong hệ thống.
Bên trong ống chứa dầu thủy lực được trang bị một piston kết nối với phần cần giảm chấn (ví dụ: bánh xe của xe ô tô hoặc bộ phận máy móc). Khi dầu thủy lực chuyển động qua các khe hở hoặc van sẽ tạo ra áp lực lên piston và làm cho piston di chuyển.
Áp lực thủy lực và di chuyển của piston được kiểm soát hệ thống van và khe hở. Khi áp suất tăng lên quá mức cho phép, van sẽ mở ra để cho phép dầu thủy lực chảy qua, làm giảm áp suất và kiểm soát động năng. Nhờ đó, bộ phận giảm chấn sẽ làm giảm mức độ dao động và rung động của hệ thống, giúp bảo vệ các bộ phận khác khỏi các tác động đột ngột.
Quá trình này lặp đi lặp lại khi có sự di chuyển đột ngột hoặc dao động trong hệ thống. Giảm chấn thủy lực tiếp tục làm việc để kiểm soát và làm giảm động năng thủy lực cho đến khi sự dao động được dập tắt hoặc hết điều kiện tác động.
4. Ưu điểm của giảm chấn thủy lực xe máy điện
Các dòng xe máy điện thế hệ mới đều được trang bị giảm chấn thủy lực, hỗ trợ nâng cao trải nghiệm lái xe. Việc sử dụng giảm chấn thủy lực trong xe máy điện mang lại nhiều ưu điểm. Trong đó, giảm chấn thủy lực giúp cải thiện độ ổn định của xe máy điện trong quá trình di chuyển, giúp giảm rung động. Nhờ đó việc lái xe trở nên dễ dàng và an toàn hơn, đặc biệt là khi di chuyển trên các địa hình gồ ghề hoặc đường xấu.
Giảm chấn thủy lực giúp giảm tiếng ồn từ các chấn động và dao động của xe máy điện, cải thiện trải nghiệm của người lái đồng thời giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn. Nhờ hiệu quả giảm xóc, người lái và người ngồi sau ít cảm nhận được các tác động của đường xấu hoặc rung lắc trong quá trình di chuyển.
Giảm chấn thủy lực có thể được điều chỉnh để phù hợp với các điều kiện đặc biệt như tốc độ, tải trọng, hoặc loại địa hình. Chưa hết, việc sử dụng giảm chấn thủy lực có thể giúp bảo vệ các bộ phận khác trong hệ thống lái và treo của xe máy điện khỏi những tác động đột ngột và dao động mạnh, từ đó tăng tuổi thọ của xe. Ngoài ra, với giảm chấn thủy lực, xe máy điện có khả năng duy trì sự ổn định và kiểm soát tốt hơn, đặc biệt trong các tình huống cần phản ứng nhanh và lái xe an toàn.
Như vậy có thể thấy, xe máy điện được trang bị giảm chấn thủy lực mang đến trải nghiệm di chuyển tốt và hoàn hảo hơn so với những loại xe sử dụng loại phuộc lò xo thông thường.
5. Những lưu ý khi sử dụng giảm chấn thủy lực
Khi sử dụng giảm chấn thủy lực, người dùng cần quan tâm đến các vấn đề kích cỡ lắp đặt, cùng chế độ bảo dưỡng định kỳ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
- Lắp đặt giảm chấn thủy lực cần có sự tương thích về kích cỡ, kiểu dáng và dạng lắp đặt phù hợp với phương tiện và khuyến cáo của Nhà sản xuất.
- Sau một thời gian sử dụng cần kiểm tra và bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Các yếu tố cần kiểm tra bao gồm: áp suất, nồng độ dầu, và các phần khác của hệ thống.
- Trường hợp phát hiện bất kỳ dấu hiệu hỏng hóc linh kiện của giảm chấn thủy lực, hoặc các biểu hiện bất thường như tiếng kêu lạ, người dùng cần thay thế sớm nhất để hạn chế gây ra sự cố nguy hiểm.
- Đối với các giảm chấn thủy lực trong các máy móc hay xe cơ giới cần có thời gian kiểm tra định kỳ để đảm bảo các thiết bị vận hành tốt, đem lại sự an toàn cho người dùng và hệ thống.
Hệ thống giảm chấn thủy lực mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải. Nhờ đó, người dùng có cơ hội trải nghiệm nhiều dòng xe tiên tiến với khả năng vận hành êm ái, an toàn và độ bền cao.
Hiện nay, một số dòng xe máy điện VinFast thế hệ mới cũng được trang bị hệ thống giảm xóc để tối ưu trải nghiệm cho người dùng. Theo đó, các dòng VinFast Evo200, VinFast Evo200 Lite, VinFast Klara S (2022) và Feliz S đều được trang bị ống lồng-giảm chấn thủy lực, giảm xóc đôi. Xe máy điện Theon S và Vento S đều được trang bị giảm chấn thủy lực. Hệ thống giảm xóc hiện đại giúp xe máy điện VinFast di chuyển êm ái trên nhiều địa hình. Ngoài ra, xe máy điện VinFast còn đạt tiêu chuẩn chống nước IP67, hệ thống phanh, đèn pha full LED để mang đến trải nghiệm di chuyển tốt nhất cho người dùng.
Khách hàng có thể đặt mua xe máy điện VinFast thế hệ mới để được trải nghiệm khả năng vận hành ấn tượng cùng loạt tính năng thông minh, tiện ích đón đầu xu hướng.
Để hỗ trợ tư vấn và biết thêm về các sản phẩm xe máy điện của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn VinFast : 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo