Gạt mưa ô tô loại nào tốt? Kinh nghiệm chọn và thay gạt mưa ô tô
Gạt mưa ô tô là bộ phận quan trọng, giúp làm sạch kính chắn gió, đảm bảo tầm nhìn tốt nhất cho người lái điều khiển xe an toàn. Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi gạt mưa ô tô loại nào tốt, người dùng nên lựa chọn loại khung gạt mưa ô tô nào và cần lưu ý gì khi mua và thay gạt mưa mới cho xe.
>> Tìm hiểu thêm:
- Kinh nghiệm xử lý kính mờ khi lái xe trời mưa, sương mù
- Đèn ô tô bị hấp hơi nước và cách xử lý
- Những điều không nên làm khi xe ô tô bám nhiều bụi
1. Gạt mưa ô tô loại nào tốt?
Gạt mưa ô tô được phát minh vào năm 1905 bởi bà Mary Anderson. Sau 11 năm, thiết bị này chính thức được công nhận và là bộ phận tiêu chuẩn bắt buộc trên các xe ô tô ở Mỹ. Cần gạt mưa có nhiệm vụ gạt bỏ bụi bẩn, nước mưa khỏi kính chắn gió, mang lại tầm nhìn tốt nhất cho người lái khi điều khiển xe. Hiện nay, gạt mưa đã trở thành bộ phận bắt buộc trên tất cả các loại xe ô tô, đảm bảo sự an toàn khi tham gia giao thông.
Hệ thống gạt mưa ô tô được cấu tạo từ các bộ phận:
- Cần gạt nước gồm lưỡi gạt bằng cao su và lưỡi gạt bằng kim loại. Các lưỡi gạt được gắn trên cần chính và nhận lực từ mô tơ;
- Cụm công tắc đặt bên trong khoang lái, điều khiển gạt nước và phun rửa kính;
- Mô tơ gạt nước;
- Mô tơ rửa kính.
Xét theo chất liệu lưỡi gạt, gạt mưa ô tô được chia thành 2 loại chính: gạt mưa cao su và gạt mưa Silicon.
1.1. Gạt mưa cao su
Đây là loại gạt mưa có phần lưỡi được làm từ cao su non. Do giá thành rẻ nên được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên do làm từ cao su nên tuổi thọ không cao. Sau một thời gian sử dụng, lưỡi gạt nhanh bị khô, nứt, chai cứng,... Do đó, người dùng phải thay thế thường xuyên, trung bình 6 tháng/lần. Điều này gây mất thời gian và tốn kém chi phí.
1.2. Gạt mưa Silicon
Lưỡi gạt được làm từ chất liệu silicon, là loại gạt mưa khá mới trên thị trường nên chưa được sử dụng phổ biến. Lưỡi gạt silicon nên mịn hơn cao su, diện tích tiếp xúc lớn, ngăn không khí tốt nên cạnh quét sâu và gạt kính sạch hơn. Ngoài ra, lưỡi silicon cũng bền hơn cao su, ít mài mòn và chống tia UV tốt nên thời gian sử dụng dài hơn, thường gấp đôi so với gạt cao su. Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng gạt mưa silicon có giá thành khá cao nên “kén” người dùng.
Gạt mưa Silicon ra đời sau có nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục được những nhược điểm của gạt cao su bao gồm: gạt sạch hơn, có độ bền cao hơn, ít tốn chi phí thay thế nhiều lần. Người dùng có thể lựa chọn gạt mưa của các thương hiệu như Gạt mưa Silicon Kotada, Gạt mưa Bosch, Gạt mưa Denso, Gạt mưa Heyner, Gạt mưa Michelin,... Đây đều là những thương hiệu lớn, có tiếng trong ngành công nghiệp ô tô nên sản phẩm đảm bảo chất lượng. Chủ phương tiện có thể lựa chọn chất liệu cần gạt và giá cả tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính.
2. Nên lựa chọn loại khung gạt mưa ô tô nào để có tuổi thọ tối ưu
Khung gạt mưa ô tô được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, sở hữu ưu nhược điểm riêng. Trong đó các loại khung phổ biến được nhiều người sử dụng gồm:
2.1. Gạt mưa khung sắt
Gạt mưa khung sắt (khung xương cứng) là loại cổ điển, thường thấy trên các dòng xe ô tô đời cũ. Khung gạt làm bằng sắt, được sơn tĩnh điện, chống gỉ. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, lớp sơn bị bong nên vẫn xảy ra tình trạng hoen gỉ. Bên cạnh đó, khung sắt có trong lượng nặng và cấu tạo phức tạp. Do đó, nhiều chủ phương tiện đã tháo bỏ khung sắt, thay bằng những loại khung mới hiện đại hơn.
2.2. Gạt mưa khung mềm
Gạt mưa khung mềm (gạt không xương) sử dụng kết cấu khung kiểu mới, làm từ cao su hoặc silicon. Loại gạt mưa này được nhiều nhà sản xuất ứng dụng bởi độ mềm dẻo, đàn hồi tốt và trọng lượng nhẹ. Những ưu điểm này cũng giúp gạt khung mềm có độ linh hoạt cao hơn, diện tích tiếp xúc lớn, quét sâu và làm sạch mặt kính tốt hơn.
2.3. Gạt mưa 3 khúc
Đây cũng là loại gạt sử dụng kết cấu khung kiểu mới, thường được làm bằng nhựa ABS cứng, được chia thành 3 khúc và nối với nhau bằng một lõi thép mỏng, đảm bảo truyền lực mạnh và đều. Với thiết kế này, dù xe chạy ở tốc độ cao, gió lớn thì gạt mưa vẫn hoạt động ổn định, không bị rung giật. So với gạt khung mềm thì loại gạt này cứng cáp và phân bố lực tốt hơn.
3. Những dấu hiệu cho thấy gạt mưa ô tô bị hỏng
Cần gạt mưa liên tục chịu lực ma sát lớn khi vận hành và phải chịu sự tác động từ nhiều yếu tố như tia UV, khói bụi, nước mưa,.... nên sẽ nhanh xuống cấp sau một thời gian sử dụng. Trong quá trình sử dụng, nếu người lái thấy gặp một trong những dấu hiệu sau, cần có phương án sửa chữa hoặc thay thế gạt mưa ô tô sớm:
- Gạt tạo vệt, kính mờ nhoè:
- Gạt không sạch nước: Gạt mưa không lau sạch được các hạt nước trên kính chắn gió, che khuất tầm nhìn của người lái do một số nguyên nhân sau:
- Xe vận hành trong môi trường nhiều khói bụi, kết hợp với nước rửa kính sẽ bám lại trên bề mặt kính khiến các hạt nước vẫn bị đọng lại. Để xử lý tình trạng này, chủ xe nên vệ sinh kính chắn gió sạch sẽ và kiểm tra lưỡi gạt cao su có bị mòn hay bị cặn bẩn không.
- Lưỡi gạt bị cong vênh sẽ hoạt động kém hiệu quả, không làm sạch nước hay bụi bẩn ở các khu vực cần gạt đi qua. Trong trường hợp này, chủ xe cần thay lưỡi gạt mới, đảm bảo tầm nhìn của người lái.
- Gạt bị kêu:
- Do lưỡi gạt bám bẩn, đóng cặn, khi ma sát với bề mặt kính sẽ tạo nên những âm thanh khó chịu. Để khắc phục điều này, chủ xe nên vệ sinh lưỡi gạt thật sạch;
- Cần gạt có bị cong vênh hay không cũng là 1 trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này;
- Lưỡi gạt hoặc các thanh giằng ở lưỡi gạt bị hư hỏng, khiến cần gạt không tạo đủ áp lực để ép lưỡi gạt lên kính, vừa gây ra tiếng kêu vừa không làm sạch kính;
- Lưỡi gạt bị mòn, chai, cứng: Sau một thời gian sử dụng, lưỡi gạt bị lão hóa dẫn đến tình trạng mòn, nứt, rách, chai cứng. Chủ xe cần thay lưỡi gạt mới để gạt mưa hoạt động hiệu quả.
- Các chốt khóa hoặc cần gạt bị gỉ sét: Đây là dấu hiệu các bộ phận của hệ thống gạt mưa đã xuống cấp trầm trọng, chủ phương tiện cần thay mới hoàn toàn các chi tiết này.
4. Gạt mưa ô tô bao lâu phải thay?
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, gạt mưa nên được thay định kỳ mỗi 6 - 12 tháng, tùy theo loại gạt và mức độ sử dụng. Thay cần gạt mưa ô tô đúng hạn giúp kính chắn gió luôn được làm sạch hiệu quả, đảm bảo tầm nhìn giúp người lái điều khiển xe an toàn. Nếu thường xuyên vận hành xe trong điều kiện khắc nghiệt như nhiều khói bụi, ô nhiễm môi trường hoặc nhận thấy các dấu hiệu gạt mưa bị hỏng thì chủ xe nên thay cần gạt sớm hơn. Đặc biệt, với khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều ở Việt Nam, lưỡi gạt mưa rất dễ lão hóa, bị mòn, rách, chai cứng,... cần gạt bị cong vênh, truyền lực kém,... dẫn đến kính chắn gió không được làm sạch hiệu quả, không đảm bảo được tầm nhìn cho người lái.
5. Kinh nghiệm chọn mua gạt mưa ô tô
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạt mưa, đa dạng về kích thước, chất liệu và giá cả. Để chọn được loại gạt mưa phù hợp với xe của mình, chủ phương tiện cần lưu ý những chi tiết sau:
5.1. Kích thước gạt mưa
Gạt mưa có nhiều kích cỡ (chiều dài khác nhau), phù hợp với từng mẫu xe:
- 14 inch (350 mm),
- 16 inch (400 mm),
- 18 inch (450 mm),
- 19 inch (475 mm),
- 20 inch (500 mm),
- 21 inch (525 mm),
- 22 inch (550 mm),
- 23 inch (575 mm),
- 24 inch (600 mm),
- 25 inch (650 mm).
Thông thường, mỗi bộ gạt mưa sẽ gồm 2 cây có kích thước khác nhau (cây gạt dài bên lái và cây gạt ngắn bên ghế phụ). Trường hợp 2 cây gạt bằng nhau rất hiếm gặp. Khi thay gạt mưa mới, chủ phương tiện cần sử dụng thước đo hoặc tra cứu thông tin về xe để biết kích thước lưỡi gạt và mua lưỡi gạt phù hợp.
5.2. Nhận biết gạt nhái/giả
Các mẫu gạt mưa có mẫu mã, giá cả và nguồn gốc xuất xứ đa dạng, tuy nhiên hàng giả, hàng nhái cũng nhiều không kém. Do đó, khi mua gạt mưa ô tô, chủ phương tiện nên tìm những đại lý bán hàng lớn, uy tín để đảm bảo giá cả và chất lượng.
5.3. Tránh mua gạt mưa giá quá rẻ
Các loại gạt mưa không rõ nguồn gốc, xuất xứ thường được bán với giá rất rẻ, điều này cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm chất lượng kém và thời gian sử dụng ngắn. Những loại gạt mưa này hoạt động cũng không hiệu quả, không làm sạch kính chắn gió, thậm chí mới sử dụng nhưng khi gạt đã có tiếng kêu, buộc người dùng phải nhanh chóng thay mới.
Trên thị trường có một số loại gạt mưa giá chỉ khoảng 100.000 VNĐ, tuy nhiên chất lượng rất kém và gạt không sạch. Do đó, người dùng nên mua các loại gạt mưa có giá dao động từ 200.000 - 700.000 VNĐ và lựa chọn những thương hiệu có tiếng như Bosch, Michelin, Heyner, Denso,....
>> Tìm hiểu thêm: Top 8 phụ kiện xe ô tô trời mưa bão không thể thiếu
6. Cách thay gạt mưa ô tô tại nhà
Cách thay cần gạt mưa ô tô không quá phức tạp, chủ phương tiện có thể tự thực hiện tại nhà theo các bước sau:
Bước 1: Chọn mua gạt mưa ô tô mới đúng kích cỡ
Chủ phương tiện có thể tra kích cỡ gạt mưa trong sách hướng dẫn sử dụng xe ô tô, dùng thước đo hoặc hỏi sự trợ giúp của nhân viên bán hàng. Mỗi dòng xe sẽ sử dụng gạt mưa có kích cỡ khác nhau, chủ phương tiện nêu các phương tiện về xe như thương hiệu, năm sản xuất, dòng xe để nhân viên dễ dàng tư vấn.
Bước 2: Chọn lưỡi gạt nước phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính
- Gạt nước cao su có giá thành rẻ và được sử dụng rất phổ biến.
- Gạt nước silicon giá khá cao nhưng chất liệu silicon bền bỉ và hoạt động êm ái và độ bền cao hơn so với gạt cao su.
Bước 3: Tháo lắp gạt nước
- Nâng gạt mưa lên khỏi kính chắn gió, ấn nút chốt và tháo lưỡi gạt ra, sử dụng khăn vải mềm để vệ sinh kính chắn gió và cần gạt;
- Đặt lưỡi gạt mới vào vị trí chốt gắn;
- Sau khi lắp xong, đặt gạt mưa về vị trí cũ đồng thời áp sát vào kính chắn gió để kiểm tra lưỡi gạt có bị cong vênh không;
- Bật công tắc gạt nước trên xe để kiểm tra hiệu quả làm việc.
Sử dụng cần gạt mưa đúng cách giúp người lái di chuyển an toàn hơn đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu như mưa lớn, sương mù,... Bên cạnh lo lắng lựa chọn gạt mưa ô tô loại nào tốt, trong quá trình sử dụng, chủ phương tiện cần lưu ý thường xuyên kiểm tra, vệ sinh cần gạt, lưỡi gạt để tăng tuổi thọ và duy trì độ bền của hệ thống gạt mưa, sớm phát hiện nếu có hư hỏng để kịp thời sửa chữa, thay thế. Người dùng nên chọn mua, sửa chữa hoặc thay thế cần gạt mưa tại những xưởng dịch vụ hoặc trung tâm sửa chữa, đại lý uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8 xe VF 9 và VF e34 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để biết thêm thông tin về các sản phẩm, dịch vụ khác của VinFast, vui lòng liên hệ:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm: