Độ nâng hạ gầm ô tô: Những thông tin lái xe cần biết
Việc thay đổi hình dạng, kết cấu sẽ khiến xe trông đẹp mắt, tăng tính thẩm mỹ. Đồng thời, việc độ gầm xe còn hỗ trợ xe trong nhiều tính năng như gia tăng hiệu suất lái,... Vậy, lái xe muốn thực hiện độ nâng hạ gầm ô tô cần tìm hiểu gì trước đó?
1. Các bước độ nâng hạ gầm ô tô an toàn
Nâng hạ gầm ô tô đem lại trải nghiệm lái xe an toàn cho khách hàng. Để thực hiện, lái xe có thể xem xét các bước sau:
- Bước 1: Đỗ xe trên bề mặt bằng phẳng
Trước khi thực hiện độ gầm ô tô, chủ phương tiện cần đỗ xe ở trên một bề mặt bằng phẳng. Theo nguyên lý thông thường, xe hơi có khuynh hướng tự động lăn bánh, do đó lái xe cần phải giữ xe đứng yên trước khi độ gầm.
Bên cạnh đó, nên tránh đậu xe ở những vị trí dốc dẫn đến gián đoạn quá trình độ gầm xe. Ngoài ra, việc đỗ xe vùng bằng phẳng còn giúp nâng xe dễ dàng và dễ thao tác hơn.
- Bước 2: Giữ xe an toàn ngay vị trí đậu
Trước khi độ xe, chủ sở hữu cần thực hiện kiểm tra gầm xe xem có rủi ro hoặc nguy hiểm nào tiềm ẩn. Khi đó, lái xe cần phải đảm bảo an toàn bằng cách giữ xe đứng im.
Để thực hiện, lái xe hãy giữ thẳng tay lái, trả về số P nếu là xe tự động và kéo phanh tay. Ngược lại, nếu là xe số sàn thì chủ phương tiện có thể về số Neutral.
- Bước 3: Xác định vị trí phù hợp để nâng xe
Lái xe cần lưu ý rằng không phải mọi vị trí dưới gầm xe hơi đều có thể chịu tải. Tuy nhiên, do hầu hết các điểm nâng đều ở vùng lân cận nên lái xe cần tìm hiểu những vị trí nâng xe tốt nhất dựa trên sách hướng dẫn.
- Bước 4: Đặt bộ kích xe ở vị trí phù hợp
Sau khi đã xác định được vị trí phù hợp để nâng xe, lái xe cần thực hiện đặt bộ kích ở dưới đó. Bên cạnh đó, lái xe nên xem xét đặt thêm các tấm gỗ hoặc miếng đệm vào giữa điểm nâng để tránh gây hư hại cho gầm xe cá nhân bản thân.
- Bước 5: Nâng xe
Để nâng xe, kỹ thuật viên sẽ xoay trục chính theo chiều kim đồng hồ. Ngược lại, lái xe xoay cần trục chính ngược chiều kim đồng hồ để hạ xe. Đặc biệt, chủ xe cần chú ý xoay qua phải để siết chặt, tay trái là để nới lỏng.
Cụ thể, trên một bộ kích dạng cắt kéo, lái xe có thể quay theo một hướng, thuận chiều kim đồng hoặc ngược chiều kim đồng hồ để có thể nâng xe hoặc hạ xe như ý muốn.
Ngoài ra, lái xe cần chú ý không sử dụng bộ kích ở những điểm có đầu nhọn. Hệ thống điểm nhọn này thường không thể chịu tải và có thể dẫn đến hư hỏng ngoài. Không chỉ vậy, lái xe còn cần nâng đến một độ cao nhất định để kỹ thuật viên có thể kiểm tra. Trường hợp nâng xe không đủ độ cao, người chỉnh sửa có thể sẽ bị mệt mỏi, dễ dàng bỏ qua các chi tiết quan trọng.
- Bước 6: Kiểm tra sự ổn định xe sau khi nâng
Khi đã nâng xe đến mức độ mong muốn, chủ sở hữu nên lắc nhẹ hông để kiểm tra độ ổn định sau khi thay đổi một số phụ kiện.
- Bước 7: Sử dụng thêm chân đội hỗ trợ
Nếu cảm thấy việc nâng xe quá nặng và bị quá tải, lái xe có thể sử dụng thêm các chân hỗ trợ xe để chia sẻ trọng lượng của chiếc xe. Lưu ý, lái xe nên đặt những chân hỗ trợ này ở các điểm khác nhau. Đây được xem là hoạt động dự trù trong trường hợp bộ kích không được chắc chắn, làm cho chiếc xe có thể hoạt động và lưu thông ổn định.
- Bước 8: Hạ xe xuống
Trước khi hạ xe xuống, chủ sở hữu cần chú ý và bỏ những chân phụ ra bên ngoài. Sau đó, lắp lại đầy đủ bánh xe theo đúng vị trí ban đầu và đảm bảo các ốc vít đã bám chắc với xe. Cuối cùng, chủ xe quay thưởng lại thực hiện bước 5, vặn ngược chiều kim đồng hồ để mở van thoát khí trên bộ khói truyền thống.
2. Ưu nhược điểm khi độ nâng hạ gầm ô tô
Một trong những sửa đổi phổ biến nhất ngày nay được các lái xe lựa chọn là độ nâng hạ gầm ô tô. Tuy nhiên, có nên độ nâng hạ gầm ô tô? Việc nâng hạ gầm này vừa đem lại những ưu điểm và nhược điểm gì? Lái xe cần tìm hiểu rõ để đưa ra quyết định chính xác.
Trước hết, việc nâng hạ gầm xe giúp cải thiện được khá nhiều điều, cụ thể như:
- Xe có tính khí động học tốt hơn
Để hạ gầm xe thấp hơn, lái xe có thể hạ thấp hệ thống treo trước đó. Khi đó, không khí sẽ đi vào dưới gầm xe ít, nhờ đó làm giảm lực cản của gió. Đây là lý do vì sao nhiều mẫu xe thể thao thường làm gầm thấp hơn so với những loại xe thông dụng khác.
- Xe vào cua ổn định
Việc nâng hạ gầm ô tô còn giúp lốp xe bám đường và tổng thể xe ổn định hơn khi người lái thực hiện đánh cua. Ngoài ra, điều này còn giúp lái xe có thể thêm thời gian để xử lý những rủi ro có thể xảy ra.
- Giảm tình trạng lật xe
Thông thường, gầm xe có được độ lên càng cao thì khả năng bị lật ngược lại càng lớn. Việc nâng hạ gầm xe ô tô xuống khoảng cách phù hợp khiến trọng tâm xe ổn định, làm giảm tình trạng lật xe.
- Tăng tính thẩm mỹ
Tùy vào mắt nhìn của mỗi cá nhân, những chiếc xe được độ gầm lên hoặc xuống một khoảng cách nhất định sẽ có sức hút riêng. Do đó, có thể thấy rằng việc nâng hạ gầm ô tô có thể làm tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể xe.
Song song với đó, việc độ gầm ô tô cũng mang đến những nhược điểm, ảnh hưởng đến trải nghiệm lái của chủ xe. Đó là những hạn chế như:
- Xảy ra tình trạng cạ gầm
Khi chạy xe qua những G giảm tốc hoặc ổ gà, phương tiện có thể sẽ bị hư hỏng nghiêm trọng. Theo đó, hệ thống xả và cacte dầu cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu. Nếu người lái tiếp tục độ gầm xe ô tô, khả năng chiếc xe sẽ bị cạ gầm khi đang di chuyển trên đường là rất cao.
- Lốp mòn không đều
Khi nâng hoặc hạ gầm xe ô tô không phù hợp, lốp xe có thể sẽ bị mòn không đều hoặc mòn quá nhanh. Do đó, lái xe cần chú ý thêm về khả năng này nếu có ý định độ gầm xe ô tô.
- Rủi ro và xung đột tiềm ẩn
Tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi hệ thống treo hoặc hạ gầm xe ô tô tiếp xúc với các hệ thống khác của xe. Cụ thể, việc hạ gầm xe ô tô có thể ảnh hưởng đến không gian của các thanh cân bằng, cơ cấu lại và các cụm cơ cấu phanh,...
Độ nâng hạ gầm ô tô là một hình thức làm thay đổi kết cấu ban đầu của xe. Nhờ đó, lái xe có thể thay đổi hình thức bên ngoài cũng như gia tăng thêm một số tính năng cho xe. Nắm rõ những thông tin, chú ý cần thiết sẽ giúp lái xe đưa ra lựa chọn nâng hoặc hạ gầm xe ô tô thích hợp.
Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF 9, VF e34 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để biết thêm thông tin về các sản phẩm, dịch vụ khác của VinFast, vui lòng liên hệ:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:
- Nâng cấp khung gầm ô tô để làm gì và những lưu ý khi thực hiện
- Thiết bị nâng hạ ô tô là gì? Phân loại và cách sử dụng
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo