5 kiểu độ âm thanh xe hơi hiện nay và những vấn đề cần lưu ý
Có 5 kiểu nâng cấp âm thanh xe hơi phổ biến hiện nay, gồm: độ loa Sub, độ ampli, nâng cấp bằng thiết bị đầu phát, độ loa bằng thiết bị xử lý, độ loa Tweeter. Để nâng cấp hiệu quả, người dùng nên tìm hiểu chi tiết về các kiểu độ âm thanh xe hơi và những lưu ý cần thiết.
1. Khi nào nên độ âm thanh xe hơi?
Trước khi tiến hành độ âm thanh xe hơi, chủ phương tiện nên xác định hệ thống âm thanh hiện tại cần cải thiện gì, nên nâng cấp hay không,... Ngoài ra, người dùng có thể tham khảo thông tin dưới đây để xác định thời điểm cần nâng cấp âm thanh trong ô tô:
- Xe cách âm không tốt dù đã đóng kín cửa.
- Tiếng nhạc bị vỡ khi tăng âm lượng.
- Âm thanh có dấu hiệu bị rè khi phát những bài hát sôi động.
- Hệ thống loa bị hư hỏng hoặc xuống cấp sau một thời gian sử dụng.
- Nhu cầu thưởng thức âm nhạc, tin tức,... đa dạng trong quá trình điều khiển xe.
>> Xem thêm: Cách khắc phục sự cố hệ thống âm thanh trên ô tô bị tắt tiếng.
2. Các kiểu độ âm thanh xe hơi phổ biến
2.1. Nâng cấp âm thanh bằng thiết bị đầu phát
Đầu phát trung tâm (hay còn gọi là Head Unit) là một trong những thiết bị dùng để độ âm thanh xe hơi phổ biến, được tích hợp bộ thu sóng radio, ổ USB, CD, preamp và amplifier,... Ngoài ra, khi chọn nâng cấp âm thanh bằng thiết bị đầu phát, người dùng có thể tùy chỉnh âm bổng và âm trầm nhằm cải thiện chất lượng âm thanh trong xe và át đi tiếng ồn bên ngoài.
2.2. Nâng cấp âm thanh bằng cách sử dụng thiết bị xử lý
Hiện nay, nâng cấp âm thanh xe ô tô bằng cách sử dụng thiết bị xử lý đang là xu hướng phổ biến. Theo đó, thiết bị xử lý âm thanh có khả năng cải thiện chất lượng âm thanh cho xe ô tô và được chia thành hai loại, cụ thể:
- DSP Digital Processor: Thiết bị có tính năng chia dải tần âm thanh, bảo vệ loa, cân bằng âm sắc,... người dùng có thể điều chỉnh âm thanh thông qua phần mềm.
- DSP Compressor: Tạo sự cân bằng âm thanh, giúp trải nghiệm tần âm mềm mượt hơn.
2.3. Độ loa Sub
Loa Sub (loa siêu trầm) là thiết bị có khả năng tạo ra tần âm thấp, mang đến những âm thanh mạnh mẽ và sống động. Độ loa Sub giúp hệ thống âm thanh nguyên bản của xe được giữ nguyên, đồng thời âm thanh trở nên trầm ấm, tiếng bass sâu và dày hơn.
>> Xem thêm: 12 loa Sub ô tô tốt trên thị trường hiện nay.
2.4. Độ loa Tweeter
Loa Tweeter (tên gọi khác là loa Treble) có kích thước nhỏ, được thiết kế dạng hình nón giúp âm thanh phát ra cao và vang hơn. Loa Tweeter gồm có ba loại: loa Tweeter Dome, loa Tweeter kèn và loa Tweeter giấy.
Chức năng chung của các loại loa Tweeter là truyền tải âm thanh cao và bổng, giúp người nghe thưởng thức những bản nhạc có tần số từ 3kHz. Do đó, người dùng có thể độ loa Tweeter để cảm nhận giai điệu du dương của các nhạc cụ có dải tần cao như đàn guitar, organ, sáo,...
2.5. Độ ampli
Ampli (tên đầy đủ là Amplifier) là thiết bị hỗ trợ khuếch đại tín hiệu âm thanh trước khi xuất ra loa, tai nghe. Trên thực tế, một số dòng loa đã được tích hợp sẵn ampli (ví dụ: loa sub điện). Tuy nhiên, việc sử dụng ampli như một thiết bị độc lập mang đến khả năng khuếch đại âm thanh lớn hơn bình thường.
Chính vì vậy, nếu chủ phương tiện muốn cải thiện tín hiệu âm thanh được phát từ nguồn, có thể chọn độ ampli dành cho ô tô. Tuy nhiên, vì ampli thường phát ra âm thanh lớn nên chủ xe cần trang bị hệ thống cách âm tốt để tránh tiếng nhạc vọng ra bên ngoài.
3. Những vấn đề cần lưu ý khi nâng cấp âm thanh ô tô
3.1. Chi phí nâng cấp âm thanh xe hơi
Chi phí khi độ âm thanh xe hơi phụ thuộc vào loại phụ kiện lắp đặt, sở thích và khả năng tài chính của chủ xe. Nếu số tiền dành cho hạng mục này là 100% thì người dùng có thể chia cụ thể: 35% chi phí đầu tư loa và thiết bị + 35% cho chi phí lắp đặt + 30% chi phí căn chỉnh âm thanh. Theo khảo sát, chi phí nâng cấp âm thanh cho ô tô có thể dao động từ 10 - 20 triệu đồng.
3.2. Các yếu tố giúp nâng cấp âm thanh hiệu quả
Ngoài việc đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức,... người sử dụng cần tham khảo một số yếu tố cần thiết để giúp nâng cấp âm thanh hiệu quả:
- Thể loại nhạc trữ tình, bolero,... phù hợp với các phụ kiện có dải tần cao để giúp âm thanh phát ra rõ và trong hơn.
- Khi độ âm thanh, chủ xe nên sử dụng kèm các phụ kiện hỗ trợ giảm rung lắc trong quá trình di chuyển.
- Khi lắp đặt hệ thống âm thanh xe ô tô, chủ xe nên điều chỉnh khoảng cách và chọn vị trí lắp thoáng mát, dễ tỏa nhiệt để tránh tình trạng hư hỏng sau một thời gian sử dụng.
3.3. Lựa chọn địa điểm uy tín để nâng cấp âm thanh ô tô
Chủ phương tiện nên lựa chọn cơ sở uy tín, chuyên nghiệp để lắp đặt, nâng cấp âm thanh xe hơi, đảm bảo chất lượng hệ thống âm thanh. Bên cạnh đó, chủ xe có thể yêu cầu cơ sở lắp đặt hỗ trợ và tư vấn thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng và cung cấp các thông tin liên quan chính sách bảo hành.
>> Xem thêm: 7 loại loa ô tô nâng cấp trải nghiệm âm thanh vòm đa chiều.
Độ âm thanh xe hơi mang đến trải nghiệm âm thanh sống động, đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của mỗi chủ xe. Bên cạnh đó, chủ xe nên tìm hiểu các thông tin cần thiết trước khi nâng cấp hoặc chọn dịch vụ nâng cấp âm thanh.
Hiện nay, các dòng ô tô VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, đều được trang bị hệ thống 6 loa trở lên hiện đại với chất lượng âm thanh tiêu chuẩn, nâng cao trải nghiệm người dùng. Trong đó, 2 dòng xe SUV của VinFast là VinFast Lux SA2.0 và VinFast President đều sở hữu hệ thống âm thanh 13 loa kết hợp với ampli, nhằm mang đến trải nghiệm thư giãn tối ưu cho người dùng.
Khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin đăng ký lái thử và đặt mua các dòng xe ô tô qua website hoặc gọi điện đến số hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết.
* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng menu đa phương tiện xe VinFast.