Điện toán đám mây và ứng dụng trong công nghiệp ô tô điện
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng xe trên thế giới và những đổi mới về công nghệ đang dần tạo nên những bước phát triển vượt bậc của của ngành công nghiệp ô tô, trong đó có công nghệ đám mây, hay còn được gọi là điện toán đám mây. Ứng dụng này bao gồm những tính năng gì và có ảnh hưởng như thế nào đến ngành công nghiệp xe hơi? Cùng tìm hiểu trong bài viết này!
Công nghệ đám mây là gì?
Về cơ bản, công nghệ đám mây (hay điện toán đám mây) là một mô hình sử dụng công nghệ máy tính và vận hành bằng Internet nhằm phục vụ cho những mục đích đa dạng.
Công nghệ đám mây là một hệ thống bao gồm: máy chủ, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, mạng, phần mềm, phân tích và trí tuệ nhân tạo. Các yếu tố này kết nối và hoạt động với nhau qua Internet (đám mây) nhằm cung cấp các quy trình đổi mới và nguồn tài nguyên linh hoạt cho nhiều lĩnh vực.
Tác động của công nghệ đám mây đến ngành công nghiệp ô tô
Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây là một trong 7 xu hướng mới về phần mềm trong ngành công nghiệp ô tô đang dần trở nên phổ biến được các hãng sản xuất xe hơi đặc biệt chú trọng.
Công nghệ đám mây giúp giảm chi phí quản lý và vận hành xe
Đối với mọi doanh nghiệp sản xuất xe hơi, việc ổn định và tiết kiệm chi phí là một trong những nhiệm vụ quan trọng được đưa lên hàng đầu. Việc quản lý phần cứng tại chỗ có thể gây tốn kém cho các hãng xe về mặt nhân sự, tiêu thụ điện năng, sửa chữa và khấu hao phần cứng. Với điện toán đám mây, máy chủ sẽ được đặt từ xa. Theo đó, các hãng xe không cần phải chịu trách nhiệm về việc bảo trì, vì đây là trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, các hãng xe trên thế giới còn phải đối mặt với thách thức trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng để đáp ứng cho quá trình vận hành. Nhờ những tính năng hiện đại của công nghệ đám mây, chúng ta có thể xác định các yêu cầu một cách rõ ràng và các doanh nghiệp chỉ cần chi trả cho những khoản phí cần thiết.
Công nghệ đám mây mở rộng kết nối với dịch vụ di động
Về cơ bản, công nghệ điện toán đám mây hoạt động chủ yếu dựa vào mạng Internet, đóng vai trò như một “đám mây” luôn được cập nhật thường xuyên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc công nghệ đám mây sẽ tạo điều kiện cho các phương tiện được kết nối với các thiết bị điện tử, đặc biệt là kết nối với dịch vụ di động.
Ngày nay, có rất nhiều thương hiệu sản xuất ô tô điện trên thế giới đã triển khai ứng dụng di động riêng biệt, hỗ trợ chủ xe trong việc theo dõi, kiểm soát tình trạng xe, hành trình di chuyển và thực hiện nhiều thao tác khác.
Điện toán đám mây và ứng dụng nâng cao hiệu suất của GPS và hệ thống giải trí
Hệ thống thông tin giải trí và hệ thống định vị toàn cầu GPS trên ô tô đều hoạt động dựa trên luồng dữ liệu liên tục và cần đảm bảo dịch vụ mạng không bị gián đoạn. Mặt khác, hiện nay có rất nhiều nghiên cứu đang được tiến hành nhằm tạo ra những dòng xe thông minh hơn và vận hành bằng các công nghệ tiên tiến. Tất cả những hoạt động này đều đòi hỏi dịch vụ mạng Internet liên tục và khối lượng dữ liệu “khổng lồ” nhằm đáp ứng theo yêu cầu của các hệ thống.
Công nghệ đám mây chính là nhân tố đảm nhận vai trò này, hỗ trợ cung cấp các thông tin cần thiết cho hoạt động của GPS và hệ thống giải trí trên xe.
Công nghệ đám mây tăng cường bảo mật cho xe
Với tính khả dụng và khả năng giám sát liên tục của các nhà cung cấp dịch vụ, công nghệ đám mây chắc chắn sẽ mang lại lợi thế bảo mật bằng cách giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc và sự cố. Hơn nữa, việc sao lưu dữ liệu thường xuyên cũng đảm bảo thông tin quan trọng không bị mất. Mặt khác, các chuyên gia về điện toán đám mây cũng thường xuyên thực hiện các thử nghiệm hệ thống để đáp ứng nhu cầu thay đổi của người dùng.
Công nghệ đám mây thúc đẩy sự đổi mới công nghệ
Các nhà sản xuất linh kiện chính hãng (OEM) trong ngành công nghiệp ô tô hiện nay đang triển khai một loạt các giải pháp điện toán đám mây từ các ứng dụng Internet of Things (IoT) nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả. Trong tương lai, công nghệ đám mây có thể thúc đẩy sự đổi mới của quy trình bán hàng, marketing, dịch vụ khách hàng và dịch vụ hậu mãi; tạo ra ứng dụng cho phép các phương tiện được kết nối tốt hơn…
Trong điều kiện thời tiết không tốt hoặc xảy ra thiên tai, cơ sở quản lý dữ liệu truyền thống đôi khi bị ảnh hưởng và có nguy cơ làm thất thoát dữ liệu. Tuy nhiên, công nghệ đám mây vận hành chủ yếu bằng kết nối mạng. Theo đó, Internet là yếu tố ít chịu ảnh hưởng khi xảy ra các sự cố môi trường. Do đó, kho dữ liệu trên ô tô sẽ được bảo vệ bằng công nghệ hiện đại và có sự kết nối chặt chẽ giữa các phương tiện với nhau.
Mặt khác, điện toán đám mây cũng cho phép người điều khiển xe nắm bắt thông tin tốt hơn trong trường hợp xảy ra thiên tai, giảm thiểu nguy cơ xe gặp sự cố không đáng có.
Giữ an toàn cho dữ liệu là một trong những yếu tố quan trọng của điện toán đám mây. Các nhà cung cấp công nghệ thông minh này luôn phát triển các phương pháp hỗ trợ sao lưu thường xuyên, do đó, có thể tránh được những rủi ro đối với dữ liệu.
Dòng xe điện đầu tiên của Việt Nam - VinFast VF e34 được phát triển dựa trên các kỹ thuật tiên tiến nhất và được ứng dụng công nghệ điện toán đám mây hiện đại. VinFast VF e34 có thể kết nối với smartphone qua ứng dụng Android Auto/Apple Carplay cho phép quản lý, điều khiển và cập nhật phần mềm xe từ xa, cảnh báo chống trộm và tự động liên hệ khi gặp sự cố, mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.
Để có thể nâng cấp những dòng xe hiện tại với nhiều tính năng hấp dẫn, đồng thời phát triển những chiếc xế hộp mới tiên tiến, vượt trội hơn, VinFast vẫn đang “chạy đua” trên chặng đường tiên phong về công nghệ đám mây trong tương lai, cùng những xu hướng mới nhất trên thế giới.
Đặt cọc để sở hữu mẫu ô tô điện đầu tiên của Việt Nam VinFast VFe34 với ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, tương đương 70 triệu đồng ngay hôm nay!
>> Xem thêm: