Đèn pha halogen xe máy: Khái niệm, cấu tạo, ưu & nhược điểm

Đèn pha halogen xe máy tuy có tuổi thọ cao, giá thành và chi phí thay thế thấp nhưng hiệu quả năng lượng chưa cao, đa phần điện năng bị chuyển hóa thành nhiệt năng lãng phí.

1. Đèn pha halogen xe máy là gì?

Đèn pha halogen thực chất là bóng đèn sợi đốt được tạo nên bởi dây tóc Wolfram (tên gọi khác là Vonfram), hỗn hợp khí trơ cùng lượng nhỏ halogen như Brom hoặc Iot đặt trong một bóng đèn nhỏ kín. Giữa khí halogen và sợi Wolfram xảy ra phản ứng hóa học chu trình halogen tăng cường cho dây tóc Wolfram, giúp vỏ bóng đèn không bị đen, đồng thời nâng cao tuổi thọ cho bóng đèn. 

Đèn pha halogen được sử dụng trên nhiều xe máy, ô tô 
Đèn pha halogen được sử dụng trên nhiều xe máy, ô tô  (Nguồn: shopee.vn)

2. Cấu tạo của đèn halogen trên xe máy

Cấu tạo đèn pha halogen xe máy gồm 2 bộ phận chính là vỏ bóng và dây tóc.

  • Vỏ bóng: Được làm từ chất liệu thủy tinh thạch anh bao bọc bên ngoài có khả năng bảo vệ tốt các thành phần hóa học có bên trong đèn pha halogen.
  • Dây tóc: Được làm từ sợi Vonfram quấn chặt ở phần trung tâm đèn, bên cạnh đó còn có phần giá đỡ để giữ phần dây tóc và các dây tiếp xúc có khả năng mang nguồn điện đến dây tóc và các khí halogen để có thể tăng độ sáng cũng như ngăn tình trạng đổi màu bóng đèn.
Đèn pha halogen có cấu tạo đơn giản
Đèn pha halogen có cấu tạo đơn giản (Nguồn: bongcaoap.wordpress.com)

3. Nguyên lý hoạt động của đèn pha halogen trên xe máy

Nguyên lý hoạt động của đèn pha halogen xe máy tương tự đèn sợi đốt thông thường, khác biệt cơ bản nhất là ánh sáng phát ra tập trung ở một điểm.

Khi dây tóc bóng đèn có dòng điện đi qua, dưới tác dụng của nhiệt một lượng phân tử kim loại sẽ bay hơi vào hỗn hợp khí có trong bóng đèn thủy tinh. Lúc này, các phân tử kim loại sẽ va chạm với các phân tử khí halogen làm chúng bật ngược lại và bám vào dây tóc. Mặt khác, một số ít phân tử kim loại sẽ bám vào thủy tinh vì không kết hợp được với phân tử khí trơ (Argon) trong bóng đèn. Dây tóc bóng đèn halogen sẽ nhỏ dần và có hiện tượng đứt gãy do thiếu hụt phân tử kim loại. Với quá trình hoạt động như vậy nên đèn pha halogen có thể hoạt động liên tục khoảng 500 – 1000 giờ.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của đèn pha halogen

4. Những ưu & nhược điểm của đèn pha halogen xe máy

Ưu điểm:

  • Ánh sáng dịu nhẹ không gây khó chịu cho người nhìn
  • Đèn pha halogen có khả năng tỏa ra một lượng nhiệt lớn nên cho khả năng chiếu sáng tốt hơn những loại đèn sợi đốt thông thường.
  • Tuổi thọ đèn cao: Một bóng đèn pha halogen có thể chiếu sáng lên đến 1.000 giờ với công suất 55W.
  • Cấu tạo đơn giản cùng kích thước nhỏ gọn nên việc tháo lắp hay thay bóng đèn halogen cho xe máy dễ dàng với chi phí thấp. 
  • Giá thành thấp: Đây là ưu điểm nổi bật của đèn pha halogen khi so sánh đèn pha halogen với đèn pha LED hay đèn pha Xenon hiện đại trên thị trường.
  • Có tính ứng dụng cao có thể làm đèn pha cho nhiều loại phương tiện như xe máy, ô tô, hay dùng trong thiết bị máy sưởi hay quạt sưởi…

Nhược điểm:

  • Hiệu quả năng lượng thấp: Đa phần điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng vô ích, chỉ một phần nhỏ được chuyển hóa thành quang năng. 
  • Đèn pha halogen rất nhạy cảm với điều kiện không khí ẩm gây khó khăn cho việc chăm sóc, bảo dưỡng. 
Đèn pha halogen được sử dụng phổ biến ở ô tô, xe máy nhờ cấu tạo đơn giản, tuổi thọ lên tới 1000 giờ
Đèn pha halogen được sử dụng phổ biến ở ô tô, xe máy nhờ cấu tạo đơn giản, tuổi thọ lên tới 1000 giờ (Nguồn: alicdn.com)

Đèn pha halogen xe máy với những ưu điểm của mình, nổi bật là giá thành và chi phí thay thế thấp được các nhà sản xuất ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên, đối với các dòng xe máy, xe máy điện đời mới nhà sản xuất ưu tiên trang bị các loại đèn pha LED, đèn pha Xenon bởi sự vượt trội hơn về hiệu suất chiếu sáng và tuổi thọ. 

 

05/08/2021
Chia sẻ bài viết này