Đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực xe điện tại thị trường Đông Nam Á

Thị trường xe điện ngày càng tăng trưởng mạnh ở các nước Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Đông Nam Á là một trong những khu vực có đầy hứa hẹn về tăng trưởng và phát triển thị trường EV trong tương lai, đặc biệt là ở các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

Đối với thị trường xe điện, các nước này đang gia tăng mô hình hình sản xuất hàng loạt. Các bên phân phối bán hàng đưa ra nhiều ưu đãi cho người mua hàng. Bên cạnh đó, vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc sử dụng xe như trạm sạc nhanh, thay pin và điểm bảo dưỡng, không ngừng phát triển

Đông Nam Á là một trong những điểm nóng về biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong khí đó, vẫn chưa có những giải pháp để giải quyết được các vấn đề này được đề xuất thực hiện. Việc giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ cho các lĩnh vực sử dụng năng lượng và giao thông vận tải còn đình trệ. Tuy nhiên, các cam kết gần đây của các quốc gia thành viên chủ chốt với mong muốn dần cải thiện môi trường và ý thức về khí hậu hơn.

Cần đưa ra các chính sách ưu đãi cho khách hàng khi mua và sử dụng xe điện

Các thị trường hiện tại có tốc độ tăng trưởng nhu cầu sử dụng xe điện tương đối cao như Na Uy, Trung Quốc và Mỹ. Họ đã có các ưu đãi hỗ trợ khi mua xe điện được nhiều năm. Các quốc gia trong khu vực ASEAN đang dần bắt đầu thực hiện các ưu đãi như vậy để làm cho xe điện có giá cả phải chăng hơn và hấp dẫn nhiều người mua hơn.

Lấy đất nước Thái Lan là một ví dụ. Quốc gia này đang cập nhật chính sách thuế về việc sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường hiện hành. Và quốc gia này đang trong quá trình mở rộng chính sách miễn thuế tiêu thụ cho xe điện hiện đại, pin xe điện (pin EV) cho đến 2022. Thuế tiêu thụ đặc biệt bổ sung khoảng 10% vào giá mua một chiếc xe chạy bằng động cơ đốt trong ở Thái Lan, và việc giảm thuế cho xe điện có thể sẽ là một ưu đãi lớn thị trường xe điện.

Chuyển giao và đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện xe (OEM) tại ASEAN

Các quốc gia trong khu vực ASEAN cũng đang chứng kiến sự gia tăng về tính sẵn có của mô hình và đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện (OEM) vào dịch chuyển sang xe vận hành bằng điện. Trong khu vực, VinFast là đơn vị tư nhân sản ô tô đầu tiên tại Việt Nam. Nó được thành lập vào năm 2017 với mục tiêu trở thành nhà sản xuất ô tô nội địa đầu tiên của Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty cũng chế tạo và sản xuất xe máy điện tay ga. Vào tháng 1 năm 2021, công ty đã công bố ba mẫu thiết kế SUV điện. Đây là mẫu thiết kế sẽ hoàn thiện để sớm ra mắt thị trường trong tương lai. Các mẫu xe này hiện đang được dự kiến phân phối trong nước và xuất khẩu chủ yếu các nước ASEAN. Sau đó mới mở rộng đến nhiều quốc gia khác và khu vực khác.

Đầu tư cơ sở hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy thị trường xe điện

Cuối cùng, các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng đang gia tăng. Gần đây, có nhiều thông báo đầu tư như:

Tập đoàn dầu khí quốc gia tại Thái Lan (PTT), tập đoàn dầu khí lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đã công bố một công ty con mới để vận hành và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng sạc xe điện.

Chính phủ Singapore đã công bố kế hoạch lắp đặt 60.000 điểm sạc vào năm 2030.
Ngân hàng Phát triển Châu Á và Energy Absolute Thái Lan đã ký một khoản vay trị giá 48 triệu đô la Mỹ để tài trợ cho một mạng lưới sạc xe điện trên toàn Thái Lan.

Chrg Electric Vehicle Technologies có trụ sở tại Philippines đã nhận được sự chấp thuận để sản xuất bộ sạc pin xe điện nhanh trong nước.
Việc mở rộng cơ sở hạ tầng sạc trong khu vực ASEAN có thể sẽ làm tăng niềm tin của người tiêu dùng vào xe điện và khả năng sạc khi cần thiết. 

Những thách thức mà thị trường xe điện ASEAN đang đối mặt

Bên cạnh những dấu hiệu tích cực của thị trường xe điện trong khu vực ASEAN, vẫn còn tồn tại những thách thức đáng kể. 

Đầu tiên, thị trường xe ASEAN là thị trường mới đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với các thị trường lâu năm hơn như Bắc Mỹ. Điều này sẽ đòi hỏi chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng sạc lớn. 

Tiếp theo, mặc dù xe điện ngày càng trở nên phổ biến về số lượng nhưng còn hạn chế người dùng. Bởi một số chính phủ chưa đưa ra những ưu đãi hấp dẫn đến người mua. Hay một số quốc ra đã đưa ra chính sách ưu đãi nhưng không được đẩy mạnh. Và việc đầu tư OEM cần đáng kể ngân sách của chính phủ. 

Cuối cùng, đầu tư ban đầu xe điện khá cao nên nhiều người không đủ kinh tế để mua. Một số quốc gia chưa tự sản xuất mà phải đi nhập khẩu thì giá cả còn đắt đó.

Chính vì vậy, để đẩy mạnh việc chuyển dịch từ xe có động cơ xăng dầu sang xe điện cần thực hiện động loạt các chính sách trên.

Theo guidehouseinsights.com

17/07/2021
Chia sẻ bài viết này