Dầu trợ lực lái trên ô tô - Hướng dẫn cách kiểm tra và thay mới

Dầu trợ lực lái là một loại chất bôi trơn thủy lực có vai trò quan trọng trong hệ thống trợ lực lái của ô tô. Do đó, để duy trì khả năng vận hành và độ bền của bộ phận này, chủ xe nên kiểm tra và thay dầu trợ lực lái định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Hệ thống trợ lực lái có nhiệm vụ truyền tải sức mạnh cho vô lăng nhằm giảm tải áp lực điều khiển và giúp người dùng tự tin làm chủ tay lái. Bộ phận này được bôi trơn bởi dầu trợ lực lái nhằm duy trì khả năng làm việc liên tục, cho hiệu suất cao.

Tìm hiểu về dầu trợ lực lái
Dầu trợ lực tay lái là chất lỏng thủy lực có nhiệm vụ bôi trơn các chi tiết trong hệ thống trợ lực lái ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

1. Dầu trợ lực lái là gì? 

Dầu trợ lực lái (Power Steering Fluid) là một loại chất lỏng bôi trơn hỗ trợ quá trình truyền năng lượng cho hệ thống lái, giúp người dùng điều khiển vô lăng thuận tiện và nhẹ nhàng hơn. Dầu trợ lực thường được lưu trữ trong bình chứa bằng nhựa hoặc kim loại, đặt cạnh dây kéo vô lăng trợ lực. Tác dụng của loại chất lỏng này được khái quát như sau:

  • Tạo áp lực đẩy lên hai bên piston và hình thành liên kết thủy lực giữa vô lăng và bánh lái giúp quá trình quay bánh xe trở nên dễ dàng hơn.
  • Bôi trơn các bộ phận chuyển động trong hệ thống lái, ngăn chặn hiện tượng tạo bọt, ăn mòn xảy ra trong bộ trợ lực lái và bơm lái, giúp xe vận hành trơn tru.
  • Giảm tiếng ồn do ma sát của các chi tiết gây ra khi phương tiện vận hành.
Vai trò của dầu trợ lực lái
Dầu trợ lực tay lái là một loại chất lỏng bôi trơn và truyền năng lượng cho hệ thống trợ lực lái (Nguồn: Sưu tầm)

2. Khi nào nên thay dầu trợ lực tay lái?

Thời gian thay dầu trợ lực lái phụ thuộc vào loại dầu mà phương tiện đang sử dụng và lượng chất lỏng hiện có trong hệ thống. Theo đó, chủ xe nên thực hiện đúng quy chuẩn mà nhà sản xuất khuyến cáo. Thông thường, thời gian thay dầu trợ lực lái khoảng 5 năm một lần hoặc sau mỗi 60.000 - 70.000 km di chuyển.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy ô tô cần được thay dầu trợ lực tay lái:

  • Chất lỏng có màu đen hoặc nâu, chứa nhiều chất bẩn, cặn bùn, mảnh vụn.
  • Vô lăng đánh lái nặng và phát ra âm thanh lạ khi xoay hoặc trả lái chậm.
  • Bánh xe khó quay hơn bình thường.
  • Xuất hiện tình trạng rò rỉ dầu dưới gầm xe.

3. Hướng dẫn kiểm tra và thay dầu trợ lực lái ô tô

Việc kiểm tra và thay dầu trợ lực lái ô tô có thể được thực hiện tại nhà. Tuy nhiên chủ xe cần tham khảo hướng dẫn và khuyến cáo từ nhà sản xuất để thực hiện đúng cách, đảm bảo an toàn.

3.1. Kiểm tra dầu trợ lực lái

- Bước 1: Xác định vị trí bình dầu trợ lực lái

Thông thường, dầu trợ lực tay lái được lưu trữ trong một chiếc bình chứa có xi lanh, đặt cạnh dây kéo vô lăng trợ lực. Một số dòng xe đời mới thường có sự thay đổi về kết cấu không gian trong khoang động cơ, nếu không tìm thấy vị trí bình dầu, chủ phương tiện có thể xem chi tiết tại sổ tay hướng dẫn sử dụng ô tô.

- Bước 2: Kiểm tra lượng dầu trong bình

Cách kiểm tra tuỳ thuộc vào chất liệu xi lanh trong bình chứa:

  • Xi lanh bình chứa dầu được làm bằng nhựa: Lượng dầu bên trong rất dễ nhìn thấy, người thực hiện có thể kiểm tra thông qua các mức vạch tối đa và tối thiểu đã được thể hiện sẵn trên thân bình.
  • Xi lanh bình chứa dầu làm bằng kim loại: Các loại xi lanh của bình này được làm từ chất liệu hợp kim nhôm hoặc nhựa đục nên người dùng khó có thể kiểm tra mức nhiên liệu bằng mắt thường. Lúc này, người thực hiện phải sử dụng đến que thăm dầu (thường được gắn sẵn ở nắp xe).

- Bước 3: Sử dụng que thăm dầu để xem mức dầu trợ lực lái

Để kiểm tra mức chất lỏng bằng que thăm dầu, trước tiên, người dùng cần lau sạch dầu thừa ở que sau đó cắm xuống bình chứa và lấy ra. Trên que thăm dầu thường có các vạch đánh dấu mức tối đa và tối thiểu, nếu lượng dầu còn lại ở mức dưới tối thiểu, người dùng nên tiến hành bổ sung nhiên liệu.

- Bước 4: Kiểm tra màu dầu trợ lực lái

Dầu trợ lực lái đạt tiêu chuẩn sẽ có màu hổ phách hoặc hồng nhạt và không có dấu hiệu lẫn cặn bẩn. Ngược lại, nếu chất lỏng có màu đen hoặc nâu thì dầu đã bị nhiễm bụi bẩn từ các miếng nối cao su ở phần ống, vòng chữ O,... Trong trường hợp này, người dùng nên đưa phương tiện đến các trung tâm sửa chữa để kiểm tra chính xác và thay thế khi cần thiết.

3.2. Bổ sung hoặc thay dầu trợ lực lái

Trong trường hợp xi lanh bình chứa vẫn còn một lượng dầu nhất định, người thực hiện có thể bổ sung thêm nhiên liệu cho đến khi đạt đến mức tiêu chuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Trong trường hợp sử dụng que thăm dầu, người thực hiện nên thêm vào từ từ để tránh đổ quá đầy gây tràn bình chứa. Nguyên nhân là vì dầu trợ lực lái dễ nở ra khi bị nóng lên, tạo áp lực lớn cho động cơ dẫn đến tiêu hao nhiên liệu trong quá trình vận hành.

Trường hợp kiểm tra thấy chất lượng dầu trợ lực lái có vấn đề, người dùng nên thay mới toàn bộ nhiên liệu. Có 2 cách thay dầu trợ lực lái phổ biến:

- Dùng bình hút Turkey Baster

Loại bình này có nhiệm vụ hút toàn bộ dầu cũ ra. Sau khi xác định dầu cũ được hút hết, người dùng tiến hành thêm dầu mới là hoàn tất. Tuy nhiên phương pháp này không thể hút sạch toàn bộ dầu trong xi lanh sau một lần, do đó, người dùng cần thực hiện thêm một vài bước. Cụ thể, sau lần hút đầu tiên, người dùng đổ một ít dầu mới vào bình sau đó chạy xe khoảng 15 – 20 phút để dầu mới hoà vào dầu cũ rồi tiếp tục dùng Turkey Baster để hút hết dầu ra. Quá trình này cần được lặp lại từ 3 – 4 lần để đảm bảo loại bỏ sạch dầu cũ. Khi đã chắc chắn không còn dầu cũ trong xi lanh, người dùng tiến hành châm dầu mới đến mức được khuyến cáo và vặn chặt nắp bình.

- Xả dầu

Phương pháp này phức tạp hơn so với hút Turkey Baster nhưng có thể xả sạch dầu trợ lực lái cũ trong 1 lần. Sau đây là các bước thay dầu trợ lực lái bằng cách xả dầu:

  • Dùng kích ô tô nâng gầm xe lên.
  • Rút ống dẫn dầu ra và thay bằng ống plastic. Người thực hiện lưu ý nâng cao đầu còn lại của ống plastic để dầu không chảy ra ngoài.
  • Đặt ống dẫn vào một cái chậu để hứng dầu cũ chảy ra.
  • Nổ máy xe, đánh lái vô lăng trọn vòng từ trái sang phải và ngược lại. Điều này sẽ giúp dầu trong tay lái chảy xuống ống dẫn dầu.
  • Cùng lúc đó, người dùng tiến hành đổ dầu mới vào bình phía trên. Rót liên tục cho đến khi thấy dầu cũ chảy trong chậu có màu tương tự dầu mới thì dừng lại.
  • Tắt máy xe, lắp lại ống dẫn dầu vào vị trí cũ và siết đai ốc thật chắc chắn.
  • Nổ máy xe, đánh lái trọn vòng từ trái sang phải và ngược lại để loại bỏ hết bọt khí trong hệ thống.
  • Tiếp đó, người thực hiện tắt máy, kiểm tra lại mức dầu trong bình chứa, nếu thấy chưa đủ thì châm thêm đến đúng mức quy định. Cuối cùng, người dùng đóng nắp bình dầu và kết thúc quy trình.
Thực hiện kiểm tra và thay dầu trợ lực lái
Kiểm tra dầu trợ lực bằng que thăm dầu cho kết quả chính xác cao (Nguồn: Sưu tầm)

Hệ thống trợ lực lái đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều khiển vô lăng ô tô. Trong trường hợp không được cung cấp đủ lượng chất lỏng tiêu chuẩn, hệ thống có thể xảy ra trục trặc. Do đó, để đảm bảo khả năng vận hành ổn định và an toàn, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra và thay dầu trợ lực lái. Bên cạnh đó, việc theo dõi và bảo dưỡng định kỳ cũng rất quan trọng để phát hiện và xử lý sớm các trường hợp hư hỏng.

Nếu đang sở hữu các dòng xe ô tô VinFast, quý khách hàng có thể tham khảo liên hệ đặt lịch bảo dưỡng tại xưởng dịch vụ VinFast trên toàn quốc để được trải nghiệm chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp.

Ngoài ra, nếu có nhu cầu sở hữu các dòng xe ô tô VinFast, khách hàng có thể đăng ký lái thử miễn phíđặt cọc xe ngay hôm nay để nhận được những ưu đãi hấp dẫn. Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

* Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo.

>> Xem thêm:

29/12/2021
Chia sẻ bài viết này