Covid-19 đặt ra thách thức của ngành sản xuất ô tô điện

Sự thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu, đi kèm với chi phí tăng cao khi các nhà máy phải tạm dừng hoạt động do tác động của Covid-19 là những thách thức của ngành sản xuất ô tô điện thế giới.

Đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ và đặt ra nhiều thách thức cho ngành sản xuất ô tô điện thế giới. Mặc dù doanh số xe điện vẫn tăng trưởng nhưng những cản trở về nguồn cung cũng như chi phí đang là bài toán khiến nhiều hãng xe ô tô “đau đầu”, buộc phải cắt giảm sản xuất do chi phí tăng cao và thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào. 

Thách thức về chi phí sản xuất

Pin xe điện được chế tạo từ các kim loại có trong vỏ trái đất, trong khi nguồn tài nguyên khoáng sản này trên thế giới không phải là vô tận. Một trong những kim loại quan trọng để sản xuất pin là lithium đã ghi nhận mức tăng giá phi mã trong năm 2020 và quý đầu 2021. Theo đó tính đến trung tuần tháng 3, giá lithium đã tăng 68% so với đầu năm, chạm mức 11.250 USD/tấn. 

Chi phí nguyên liệu sản xuất pin tăng cao buộc các nhà sản xuất phải đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ tái chế pin, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu tự nhiên. Hiện nay, rất nhiều hãng ô tô đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ tái chế pin lithium và hướng tới mục tiêu tái chế hơn 90% nguyên liệu cấu thành pin. Điều này hứa hẹn sẽ làm dịu một phần "cơn khát" lithium đang bao trùm khắp các châu lục, đem lại lợi ích cả về kinh tế lẫn môi trường.

>>> Tìm hiểu thêm: Ưu điểm của pin Lithium-ion dành cho xe điện

Thách thức của ngành sản xuất ô tô điện
Giá lithium tăng cao đẩy chi phí nguyên liệu sản xuất pin xe điện tăng (Nguồn: Sưu tầm)

Mỗi hãng xe đều có những chính sách riêng để đảm bảo những bộ pin được thu hồi đúng cách. Một trong những biện pháp được áp dụng khá phổ biến ở nhiều hãng ô tô điện là chính sách cho thuê pin. Chính sách này vừa đảm bảo pin được thu hồi hiệu quả, vừa giúp người dùng tiết kiệm tối đa chi phí mua xe ban đầu và hạn chế được các rủi ro xuất phát từ pin. 

Thiếu hụt chất bán dẫn để sản xuất ô tô điện

Chất bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong ô tô điện, chịu trách nhiệm truyền lệnh từ máy tính điều khiển tới các bộ phận phần cứng của xe. Ô tô điện có cấu trúc càng phức tạp thì càng cần nhiều chất bán dẫn. Trong bối cảnh ngày càng nhiều hãng xe hơi trên thế giới đẩy mạnh sản xuất xe điện và cho ra đời nhiều mẫu xe thông minh, xe tự hành, nhu cầu về nguồn cung chất bán dẫn càng trở nên cấp thiết.
 
Dưới tác động của dịch Covid-19, thách thức của ngành sản xuất ô tô điện cũng chính là sự thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn, bắt đầu từ việc cắt giảm sản xuất tiêu chuẩn từ đầu đại dịch. Điều này đã đặt ra thách thức không nhỏ đối với ngành sản xuất ô tô điện thế giới, buộc một số hãng xe phải ngưng sản xuất tạm thời. 

Tháng 4/2021 vừa qua, hai hãng xe Ford và General Motors đã thông báo phải tạm đóng cửa một số cơ sở sản xuất tại Bắc Mỹ do thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn, tình hình tương tự cũng xảy ra với một số hãng xe khác như Honda, Toyota và Volkswagen. Hãng sản xuất ô tô điện Trung Quốc Nio hồi tháng 3 cũng buộc phải tạm ngừng sản xuất với lý do tương tự. 

>>> Tìm hiểu thêm: Công nghệ bán dẫn giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn trong pin ô tô điện

Thách thức của ngành sản xuất ô tô điện thế giới
Dưới tác động của dịch Covid-19, một số hãng xe điện trên thế giới buộc phải tạm ngưng sản xuất (Nguồn: Sưu tầm)

Tuy thách thức của ngành sản xuất ô tô điện trong đại dịch không hề nhỏ nhưng doanh số bán xe vẫn ghi nhận những con số ấn tượng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, mẫu xe ô tô điện VinFast VF e34 cũng  thiết lập kỷ lục ấn tượng khi nhận được gần 4.000 đơn đặt hàng trong vòng 12h sau khi mở bán và sau hơn 3 tháng, con số này đã lên tới hơn 25.000.

Tham khảo thông tin và đặt cọc xe ô tô điện VinFast VF e34 qua website hoặc gọi điện đến hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết.

29/07/2021
Chia sẻ bài viết này