Các công nghệ cải thiện giao thông thành phố phổ biến trên thế giới
Các quốc gia trên thế giới đều đang nỗ lực trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nhằm giảm tắc nghẽn giao thông, từ đó hạn chế tai nạn, giảm lượng khí thải CO2 và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và du khách. Những tiến bộ gần đây của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang giúp quá trình triển khai công nghệ cải thiện giao thông thành phố đơn giản và hiệu quả hơn.
1. Các công nghệ cải thiện giao thông trong thành phố
Khi mật độ giao thông tại các thành phố lớn ngày càng tăng thì việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình xây dựng và phát triển hệ thống giao thông thông minh trong thành phố là điều cần thiết.
1.1. Sử dụng IoT xử lý dữ liệu
IoT (viết tắt của Internet of Things) là một hệ thống tập hợp các thiết bị thông minh và công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao tiếp giữa các thiết bị với nhau hoặc giữa thiết bị và đám mây. Nhờ sự ra đời của công nghệ IoT mà quá trình sử dụng dữ liệu được hiệu quả hơn và làm cho cuộc sống trở nên tốt hơn.
Thông tin chính được thu thập bằng cách sử dụng các thiết bị như điện tử, cảm biến, trung tâm nền tảng, thiết bị truyền động…. Sau đó, những dữ liệu này được gửi đến hệ thống phân tích để xác định những điều đang xảy ra ở hiện tại và có khả năng sẽ xảy ra tiếp theo.
Công nghệ IoT trong giao thông thông minh không chỉ sử dụng để xử lý dữ liệu mà còn được ứng dụng hiệu quả trong dịch vụ bãi đậu xe thông minh và các tuyến giao thông công cộng.
- Mỗi chỗ đậu xe sẽ được gắn cảm biến. Khi phương tiện ra vào, cảm biến này sẽ phát hiện và thu thập thông tin. Dữ liệu sẽ được truyền đến máy chủ trung tâm. Tại đây hệ thống sẽ tiến hành xử lý dữ liệu và truyền lại thông tin tình trạng bãi đỗ xe đến bảng thông báo điện tử được lắp sẵn trên các tuyến đường lân cận. Người lái xe dựa vào các thông báo này hoặc thông qua ứng dụng trên điện thoại để tìm bãi đỗ phù hợp.
- Trên các tuyến đường giao thông công cộng cũng được lắp các cảm biến này, do đó, bất kỳ ai lên mạng cũng có thể xem được mức độ tắc nghẽn giao thông và biết được vị trí của xe bus, xe điện.
1.2. Ô tô kết nối với ô tô và các thành phố
Ô tô được kết nối là ô tô có khả năng giao tiếp hai chiều với các hệ thống khác bên ngoài ô tô, điều này cho phép xe ô tô chia sẻ quyền truy cập Internet cho các thiết bị khác cả bên ngoài và bên trong xe. Để thực hiện được tính năng này thì ô tô được kết nối phải được kết nối với mạng cục bộ không dây và trang bị truy cập Internet.
Có thể nói rằng, ô tô được kết nối hiện đang là một trong những giải pháp giao thông thông minh. Bằng phương pháp trao đổi dữ liệu không dây, các phương tiện được kết nối sẽ có thể cảnh báo cho nhau về tình trạng tắc đường và các sự kiện gây chậm trễ.
1.3. Tín hiệu giao thông thông minh
V2I (vehicle-to-infrastructure) là công nghệ cho phép các phương tiện có thể kết nối với cơ sở hạ tầng giao thông. Công nghệ này giúp hành trình của người lái trở nên chủ động, nhanh chóng và thoải mái hơn khi được cung cấp thông tin về luồng giao thông, tín hiệu đèn.
Trong khi đó, V2X (Vehicle to Everything) được hiểu là hệ thống liên lạc cho phép chuyển dữ liệu của phương tiện đến những chiếc xe cùng lưu thông khác hoặc cơ sở hạ tầng bao gồm bãi đỗ, đèn tín hiệu, người đi bộ qua điện thoại thông minh. Nhờ đó, công nghệ V2X sẽ giúp tăng độ an toàn đường bộ, tiết kiệm năng lượng đáng kể.
Sự phát triển của V2I hay V2X tạo nền tảng thông tin từ điều kiện thời tiết, tình hình giao thông, cơ sở hạ tầng trên đường di chuyển, giúp người lái tối ưu được hành trình di chuyển của mình.
1.4. Giám sát lưu lượng người đi bộ
Giám sát và hiểu được thói quen tham gia giao thông của người đi bộ sẽ giúp giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông.
Công nghệ V2I có thể giám sát số lượng người đi bộ băng qua đường khá chính xác, các đơn vị chức năng sẽ dựa vào dữ liệu này để chuyển luồng giao thông hoặc thay đổi đèn tín hiệu vào thời điểm lưu lượng người đi bộ cao.
1.5. Các giải pháp chia sẻ phương tiện
Ứng dụng chia sẻ phương tiện giúp người đi làm chia sẻ xe, gọi xe và đi chung xe đến nơi làm việc, từ đó số lượng phương tiện cá nhân trên đường sẽ giảm xuống.
Giải pháp chia sẻ phương tiện có thể coi là một trong những cách cải thiện giao thông thành phố được hưởng ứng nhiều nhất. Thông qua ứng dụng này, những người có nhu cầu di chuyển có thể ghép chung xe, qua đó giảm chi phí đi lại, đồng thời đơn vị chức năng có thể giải quyết được bài toán hóc búa là giảm số lượng phương tiện cá nhân tham gia giao thông.
1.6. Thay thế phương tiện bằng máy bay không người lái
Drone là loại phương tiện bay hay máy bay không người lái, thiết bị có thể điều khiển từ xa và không có sự hiện diện của con người trong buồng lái. Drone có nhiều kích thước, hình dạng và đảm bảo các vai trò khác nhau, bởi vậy, các doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ này trong việc chuyển thư, chuyển phát nhanh, giao hàng… Một số nước trên thế giới đang có kế hoạch sử dụng máy bay không người lái vào hoạt động chữa cháy.
Như vậy, triển khai công nghệ drone có thể hạn chế các phương tiện lưu thông trên đường, từ đó giảm bớt ùn tắc giao thông.
>>> Tìm hiểu thêm:
- Tìm hiểu các loại nhiên liệu sạch thay thế xăng dầu
- Tốc độ xe ô tô ảnh hưởng như thế nào đến bầu không khí ở đô thị?
- Cuộc cách mạng ô tô xanh và hành trình bảo vệ môi trường
2. Vai trò công nghệ cải thiện giao thông trong thành phố
Công nghệ cải thiện giao thông thành phố khi được triển khai sẽ hạn chế ùn tắc giao thông, từ đó giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế khí thải CO2 và giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế.
2.1. Tiết kiệm thời gian
Hệ thống quản lý giao thông thông minh có thể phân bổ lại luồng giao thông ra khỏi các khu vực đông đúc, giúp giảm được số lượng phương tiện vào khung giờ cao điểm, qua đó tiết kiệm thời gian đi lại cho mọi người.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những thành phố của Hoa Kỳ áp dụng công nghệ Hệ thống Giao thông Thông minh (lntelligent Transport System - ITS) đã cải thiện lưu lượng giao thông và tiết kiệm 175 triệu giờ mỗi năm cho người đi lại. Việc mở rộng ITS và các công nghệ an toàn giao thông khác có khả năng giảm đáng kể ùn tắc giao thông và thời gian đi làm trên toàn quốc.
2.2. Hạn chế khí thải gây ô nhiễm môi trường
Khi công nghệ cải thiện giao thông thành phố triển khai có hiệu quả, số lượng người lái xe trên đường sẽ ít đi, thời gian di chuyển trên đường của mỗi cá nhân được rút ngắn lại. Như vậy, lượng khí thải ra môi trường cũng giảm xuống.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Information Systems Research, những thành phố sử dụng công nghệ giao thông thông minh đã giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch khoảng 53 triệu gallon và giảm 10 tỷ pound khí thải C02 hàng năm.
2.3. Hệ thống giao thông trở nên an toàn hơn
Nghiên cứu của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) về các hệ thống an toàn, những cơ sở hạ tầng đã áp dụng giải pháp giao thông thông minh giúp giảm đáng kể số vụ tai nạn nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, dữ liệu thu được khi sử dụng công nghệ giao thông cũng giúp ích cho sự phát triển và quy hoạch cơ sở hạ tầng trong tương lai. Những cung đường có số lượng người tham gia giao thông đông đúc có thể mở rộng, điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông hợp lý giúp tối ưu thời gian di chuyển, đảm bảo an toàn cho cả người đi bộ và người điều khiển phương tiện.
2.4. Giảm thiểu các thiệt hại về kinh tế
Những nhà nghiên cứu tại Trường Kinh tế London đã phát hiện ra rằng các thành phố sử dụng hệ thống giao thông thông minh tiết kiệm hơn 4,7 tỷ đô la mỗi năm cho công việc và năng suất bị mất.
Tình trạng giao thông tắc nghẽn khiến thời gian đi làm dài hơn, lâu dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, mức độ hài lòng của nhân viên xuống thấp và tỷ lệ nghỉ việc cao hơn.
Theo các chuyên gia giao thông, trung bình mỗi người tham gia giao thông tại Hà Nội sẽ bị ùn tắc ít nhất 15 phút/ngày. Dân số Thủ đô hiện nay khoảng hơn 8,5 triệu người, tối thiểu mỗi ngày có 70% dân số ra đường, nếu tính cả đi cả về sẽ có khoảng 11,9 triệu lượt người tham gia giao thông.
Nếu lấy thời gian bị ùn tắc khi tham gia giao thông nhân với chi phí người dân, xã hội phải bỏ ra do bị muộn giờ làm, giờ sản xuất, buôn bán, hao phí nhiên liệu, ô nhiễm môi trường… mỗi năm người dân và ngân sách Hà Nội mất khoảng 15.000 tỷ đồng, trung bình 41 tỷ đồng/ngày.
>>> Tìm hiểu thêm:
- Xu hướng phát triển của phương tiện giao thông trong tương lai
- Ứng dụng công nghệ xử lý khí thải ô tô trên các dòng xe VinFast
- Mở rộng lĩnh vực phát triển công nghệ xe tự lái tại Việt Nam
3. Các thành phố dẫn đầu trong công nghệ giao thông thông minh
Nhiều thành phố lớn trên thế giới đã áp dụng các công nghệ cải thiện giao thông thành phố để giải quyết tình trạng ùn tắc ngày càng nghiêm trọng.
3.1. Thành phố New York - đứng đầu trong trong danh sách thành phố chuyển động của IESE
Thành phố New York (Mỹ) được biết đến với nhiều phương tiện giao thông công cộng đặc biệt. Sắp tới thành phố sẽ tiếp tục phát triển thêm một hệ thống giao thông thông minh và đưa hệ thống này lên vị trí đứng đầu về tính di chuyển trong danh sách thành phố chuyển động của IESE.
Theo đó, New York đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng kết nối và tín hiệu thích ứng, lắp đặt camera, cảm biến tại hơn 10.000 nút giao thông trên địa bàn thành phố. Sử dụng ô tô được kết nối và công nghệ V2X để thu thập và phân tích dữ liệu từ các phương tiện được kết nối, nhằm quản lý giao thông và tăng độ an toàn cho người tham gia lưu thông.
3.2. Thành phố London (Anh) - Ra mắt Phòng thí nghiệm Di động Thông minh
Phòng thí nghiệm Di động Thông minh ở London đang được triển khai thử nghiệm để cung cấp kết nối 5G cho các phương tiện được kết nối. Theo báo cáo từ nhà cung cấp di động, giá trị của 5G đối với hệ thống giao thông tại London giúp giảm 10% thời gian người lái bị kẹt xe, tiết kiệm 880 triệu bảng Anh cho nền kinh tế, giảm 370 nghìn tấn khí thải CO2 mỗi năm.
Thành phố đã công bố sự ra mắt của Sitraffic Fusion - chương trình được thiết kế để quản lý hệ thống giao thông qua dữ liệu thu về từ các phương tiện được kết nối.
3.3. Thành phố Paris - Chuẩn bị trở thành một thành phố xanh
Thủ đô Paris của Pháp đang nỗ lực trở thành một thành phố xanh bằng cách thay thế toàn bộ xe buýt bằng xe điện bảo vệ môi trường. Hiện nay, thành phố Paris đang tập trung vào an toàn đường bộ và quản lý giao thông, giảm 40% số ca tử vong do giao thông từ năm 2010.
Các công nghệ cải thiện giao thông thành phố đã được thiết lập và sẽ được đầu tư 100 triệu euro để điều chỉnh cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho việc triển khai hàng loạt các phương tiện được kết nối và tự hành.
>>>Tìm hiểu thêm:
- Điểm sáng trong sự phát triển thị trường xe điện của Pháp
- Kế hoạch phát triển giao thông thông minh tại Pháp
3.4. Thành phố Bắc Kinh - Thử nghiệm AV tiên phong ở Trung Quốc
Bắc Kinh là thành phố đầu tiên của Trung Quốc cho phép thử nghiệm xe không người lái AV trên đường công cộng vào năm 2017. Trong đại dịch COVID-19 vừa qua, quốc gia này đã sử dụng phương tiện tự động để giảm thiểu lây nhiễm trong quá trình giao hàng, vật tư thiết yếu.
Bắc Kinh đã sử dụng công nghệ không người lái AV và các công nghệ xe hơi được kết nối khác, cùng với cảm biến và camera để theo dõi tình trạng giao thông, đường sá. Ngoài ra, việc phân tích dữ liệu và công nghệ thông minh nhân tạo AI cũng được Trung Quốc triển khai, sử dụng trên diện rộng để hỗ trợ các hệ thống quản lý giao thông thông minh, giúp duy trì hoạt động thành phố.
>>> Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu sự tăng trưởng của thị trường xe ô tô điện Trung Quốc
3.5. Thành phố Seoul - sử dụng 5G cho Giao thông công cộng
Seoul (Hàn Quốc) đã điều chỉnh tính năng di chuyển thông minh từ năm 2003, tăng lượng người sử dụng phương tiện công cộng từ 30% lên 70% bằng cách sử dụng hệ thống giao thông thông minh tiên tiến, hệ thống quản lý xe buýt và GPS.
Hiện nay, Seoul trở thành thành phố tiên phong về di chuyển thông minh. Thậm chí, Tổ chức Thành phố Bền vững Thông minh Thế giới đã được thành lập tại đây nhằm hỗ trợ, phát triển các giải pháp giao thông bền vững.
Seoul đã và đang đầu tư mạnh vào công nghệ để sản xuất, lưu trữ, xử lý và sử dụng dữ liệu lớn trong quá trình giải quyết các vấn đề đô thị. Hệ thống giao thông thông minh sử dụng các cảm biến xung quanh thành phố để thu thập dữ liệu, nhằm dự đoán và ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn giao thông. Hệ thống cũng có các khả năng cảnh báo người dân về các vấn đề giao thông có khả năng xảy ra và đề xuất tuyến đường thay thế.
Hiện nay, thành phố cũng đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng 5G và các phương tiện được kết nối. Lắp đặt hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến 5G trên xe buýt và taxi để tận dụng công nghệ V2X, phấn đấu trở thành thành phố đầu tiên sử dụng các đổi mới 5G trong lĩnh vực giao thông công cộng.
Ứng dụng các công nghệ cải thiện giao thông thành phố giúp giảm tiết kiệm thời gian di chuyển, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, giảm lượng khí thải và hướng tới xu hướng “sống xanh”.
Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF e34 và VF 9 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để hỗ trợ khách hàng nhanh chóng được ghi nhận số thứ tự nhận xe, và đơn giản hóa thủ tục thanh toán, từ ngày 25/7/2022, khách hàng có thể sử dụng công cụ tra cứu và nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website. Theo đó, khách hàng có thể tiến hành bổ sung cọc từ xa nhanh chóng và thanh toán hoàn toàn miễn phí qua thẻ Visa.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm: