Nguyên nhân còi xe máy không kêu và cách khắc phục
Còi xe máy là phụ tùng quan trọng, có tác dụng giúp chủ phương tiện phát ra tín hiệu âm thanh khi cần đưa ra cảnh báo cho phương tiện khác hoặc muốn xin đường.
Nếu còi xe máy lúc kêu lúc không hoặc bị hỏng sẽ dẫn tới rủi ro va chạm giao thông, hoặc bị cơ quan chức năng xử phạt lỗi không có còi xe hoặc còi không có tác dụng.
1. Những dấu hiệu cho biết còi xe máy bị hỏng
Khi sử dụng xe máy, người dùng có thể dễ dàng nhận thấy những vấn đề bất thường của còi xe thông qua những dấu hiệu sau:
- Còi xe máy lúc kêu lúc không: Khi đang bấm còi nhưng tiếng phát ra không đều, đang kêu lại tắt.
- Còi xe máy không kêu hoặc kêu quá nhỏ: Dù đã bấm còi nhưng không phát ra tiếng kêu hoặc âm thanh quá nhỏ, không đủ để người đi đường có thể nghe thấy được.
- Còi xe máy kêu to bất thường: Âm thanh phát ra khi bấm còi to hơn mức âm lượng của những xe máy khác. Việc này có thể khiến người tham gia giao thông bị giật mình, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
- Còi xe máy bị rè khi kêu: Tiếng còi xe nghe không dứt khoát mà kèm theo những tiếng rè rè khi bấm còi.
- Âm thanh còi phát ra không đều: Khi chưa nổ máy xe, bấm còi phát ra âm thanh nhỏ nhưng khi xe đang vận hành, bấm còi phát ra âm thanh to bất thường.
- Khi mở đèn pha thì còi không kêu: Khi bật đèn pha thì còi xe không hoạt động, bấm còi nhưng không phát ra âm thanh để có thể xin đường hoặc cảnh báo.
Trong tất cả những nguyên nhân được nhắc tới thì vấn đề còi xe máy lúc kêu lúc không là thường gặp nhất, gây nhiều phiền toái và cảm giác khó chịu cho người sử dụng.
2. Nguyên nhân còi xe máy không kêu hoặc lúc kêu lúc không
Trong quá trình sử dụng xe máy, có rất nhiều nguyên nhân còi xe máy không kêu hoặc lúc kêu lúc không, cụ thể:
- Do giắc cắm còi xe bị lỏng, rơ le còi hỏng hoặc nguồn điện không ổn định
Để có thể hoạt động, còi xe cần được gắn với nguồn điện thông qua giắc cắm. Nếu xảy ra vấn đề xe không có đủ nguồn điện, hoặc giắc cắm bị lỏng, tuột ra ngoài,... sẽ khiến còi xe không thể hoạt động.
- Còi xe bị ngấm nước mưa
Nước mưa lọt vào bên trong còi, khu vực giắc cắm còi xe khiến bộ phận này ngưng hoạt động. Thậm chí có thể xảy ra tình trạng chập, cháy còi, ảnh hưởng tới phương tiện.
- Công tắc ấn của còi bị hư hỏng
Sau thời gian dài sử dụng và không được kiểm tra vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên khiến cho công tắc còi xe bị hỏng. Từ đó dẫn tới điểm tiếp xúc của công tắc với còi không hoạt động hoặc hoạt động chập chờn, khiến còi xe máy lúc kêu lúc không.
- Còi xe bị hở tại các tiếp điểm
Khi các tiếp điểm cấu tạo còi xe không khớp với nhau khiến còi không nhận được đủ nguồn điện để hoạt động, khiến còi xe máy không kêu hoặc kêu chập chờn.
- Chưa vặn chặt ốc bình ắc quy, bình hỏng hoặc IC sạc dẫn đến không có dòng điện vào còi
Bình ắc quy có nhiệm vụ cung cấp nguồn điện cho xe để các bộ phận khác hoạt động. Trường hợp đai ốc bình ắc quy chưa được vặn chặt khiến bình bị lỏng lẻo, rung lắc khi di chuyển và hiệu quả tiếp xúc không tốt. Khi xe hoạt động sinh ra tia lửa điện, ắc quy phóng điện lên khiến bình bị hỏng, không có nguồn điện cung cấp để còi xe máy hoạt động.
- Độ lại còi khiến còi xe máy bị trục trặc
Độ còi, sử dụng còi xe máy không đúng thông số nhà sản xuất,... làm giảm khả năng tiếp xúc giữa các bộ phận, gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hoạt động của còi xe.
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của còi xe. Dù còi xe bị hỏng do bất cứ nguyên nhân nào cũng cần được khắc phục nhanh chóng để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển trên đường.
3. Hướng dẫn cách chỉnh còi xe máy khi bị hỏng
Muốn sửa được vấn đề của còi xe, người dùng cần phải hiểu được nguyên nhân. Với những người khách hàng không có nhiều kinh nghiệm về xe, nên mang phương tiện tới trung tâm sửa chữa để được hỗ trợ nhanh chóng.
3.1. Cách chỉnh còi xe máy lúc kêu lúc không hoặc không kêu
Để khắc phục dứt điểm tình trạng còi không kêu hoặc lúc kêu lúc không người dùng nên thay còi mới. Nếu còi bị hở giắc cắm, người dùng có thể xử lý như sau:
- Bước 1: Xác định vị trí của còi. Tùy từng loại xe thì vị trí đặt còi sẽ khác nhau, nhưng thường nằm ở phía trước mặt nạ xe.
- Bước 2: Dùng dụng cụ chuyên dụng tháo mặt nạ xe. Sau đó dùng tua vít để siết lại ốc của còi, kết hợp bấm công tắc kiểm tra khả năng hoạt động, tiếng kêu của còi xe. Khi nghe thấy âm thanh còi phát ra đều, không bị chập chờn hoặc rè là còi đã hoạt động ổn.
- Bước 3: Đóng nắp mặt nạ xe.
Trong trường hợp không phải do còi bị hỏng mà từ bộ phận khác, chủ xe cần kiểm tra để xác định được nguyên nhân cụ thể. Ắc quy quá yếu cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến còi xe không kêu hoặc còi kêu chập chờn.
Người dùng có thể nhận thấy được khi đề khởi động xe máy. Nếu xe không đề được, hoặc đạp ga không nổ máy tức là ắc quy đã yếu hoặc chết, chủ xe cần thay mới để còi xe hoạt động được.
3.2. Cách chỉnh còi xe máy kêu to
Còi xe máy kêu quá to thường xảy ra khi người dùng thực hiện độ còi. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người dùng nên sử dụng còi xe đúng thông số với phương tiện để đảm bảo bộ phận hoạt động bình thường.
Đồng thời sẽ hạn chế gây ồn ảnh hưởng tới các phương tiện xung quanh và tránh gây mất nguy cơ an toàn giao thông.
Trong trường hợp không thay còi mới hay độ còi mà khi bấm còi xe vẫn phát ra tiếng kêu to, người dùng có thể tự sửa đơn giản tại nhà. Bằng cách sử dụng tua vít để điều chỉnh ốc phụ của còi nhằm giảm âm lượng về mức vừa phải. Cách chỉnh còi xe máy kêu to này cũng giúp chủ xe xử lý được vấn đề còi xe có tiếng kêu rè hoặc chập chờn.
Đối với khách hàng đang sử dụng xe máy điện VinFast nên mang xe tới đại lý hoặc trung tâm bảo dưỡng chính hãng để bảo hành hoặc sửa chữa. Hiện tại, VinFast đã có hệ thống bảo dưỡng tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước, khách hàng có thể yên tâm sử dụng dịch vụ.
Khách hàng cũng không cần quá lo lắng vấn đề sửa còi xe hết bao nhiêu bởi VinFast luôn có những chính sách hỗ trợ khách hàng phù hợp.
4. Lưu ý sử dụng còi xe máy kéo dài tuổi thọ
Để còi xe máy hoạt động ổn định và có tuổi thọ cao, người dùng cần sử dụng còi đúng chức năng, mục đích. Lái xe chỉ sử dụng còi chỉ khi cần thiết như để xin đường hoặc cảnh báo người/phương tiện khác về tình huống nguy hiểm.
Người dùng hạn chế sử dụng còi một cách tùy tiện hoặc không cần thiết. Tiêu biểu như bấm còi quá mạnh, bấm liên tục, giữ công tắc còi xe lâu, dùng còi khi xe không vận hành,... Những thói quen này duy trì trong thời gian dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động, khiến còi xe máy lúc kêu lúc không hay không phát ra tiếng hoặc hỏng hoàn toàn.
Cũng giống như bộ phận khác, còi xe máy cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Duy trì thói quen thường xuyên kiểm tra dây còi và điện áp nguồn sẽ giúp người dùng phát hiện sớm vấn đề, đảm bảo còi hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh đó, người dùng cũng cần hạn chế đỗ xe máy trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Bởi nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của còi.
Vấn đề còi xe máy lúc kêu lúc không sẽ được giải quyết nhanh chóng khi người dùng sử dụng còi đúng cách. Đây là hành động hỗ trợ tăng tuổi thọ của còi, đồng thời giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
Khách hàng yêu thích phương tiện xanh bảo vệ môi trường hãy đặt mua xe máy điện VinFast đời mới ngay hôm nay để được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Những mẫu xe máy điện VinFast thế hệ mới sở hữu thiết kế thời thượng, khả năng vận hành vượt trội và trang bị còi xe chất lượng, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi di chuyển.
Để hỗ trợ tư vấn và biết thêm về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn VinFast : 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo
>>>Tìm hiểu thêm: