Có nên gắn sạc điện thoại trên xe máy không? Cách gắn sạc chuẩn
Có nên gắn sạc điện thoại trên xe máy không là thắc mắc chung của nhiều người. Nếu sử dụng các thiết bị không đáng tin cậy và sạc pin sai cách có thể gây nguy hiểm cho hệ thống điện trên xe và điện thoại của người dùng.
Nắm vững những lưu ý khi sử dụng và cách gắn sạc điện thoại trên xe máy giúp đảm bảo hiệu quả và giảm bớt lo ngại cho người dùng.
1. Có nên gắn sạc điện thoại trên xe máy không?
Sạc điện thoại trên xe máy là một trong những tiện ích được người dùng đánh giá cao khi chọn xe. Thông qua cổng sạc USB, người dùng có thể kết nối với sạc điện thoại bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang di chuyển. Đây được coi là phương pháp tiện lợi và phổ biến giúp người dùng tận dụng nguồn cung cấp điện từ ắc quy trên xe máy để sạc pin cho điện thoại.
Bộ dụng cụ được dùng để sạc pin điện thoại trên xe máy thường bao gồm: 1 đầu sạc USB, 1 dây nối được kết nối đến nguồn điện của xe. Bộ dụng cụ này sẽ chuyển đổi nguồn điện 1 chiều có điện áp từ 12-24V từ ắc quy thành nguồn điện có điện áp khoảng 5V. Nhờ vậy, người dùng có thể nạp pin điện thoại một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Tuy nhiên, về lâu dài, cách sạc này sẽ gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của pin điện thoại. Bên cạnh đó, không phải bộ sạc nào cũng có độ tương thích với điện thoại và chất lượng của bộ phận này trên mỗi mẫu xe là khác nhau. Do vậy, tính năng này cũng tồn tại nhiều rủi ro. Điển hình nhất là nguy cơ cháy nổ cao.
Theo các chuyên gia công nghệ, nhiệt độ điện thoại khi sạc tiêu chuẩn thường không vượt quá 45 độ C. Nhưng với điều kiện khí hậu nóng bức đặc thù của Việt Nam sẽ khiến nhiệt độ của điện thoại gia tăng nhanh chóng, nhất là khi khởi động và trong suốt quá trình sạc pin trên xe máy. Nếu người dùng nạp pin ở trong cốp và đang di chuyển, nguy cơ gây cháy nổ càng cao do quá nóng và rung lắc.
Vì vậy, theo nhu cầu của người dùng, có thể lựa chọn gắn sạc điện thoại trên xe máy thông qua bộ dụng cụ phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
Ngoài ra, theo khuyến cáo từ chuyên gia, người dùng chỉ nên nạp pin bằng cổng sạc khi động cơ đang hoạt động giúp hệ thống điện được hoạt động ổn định, cung cấp đủ năng lượng cho thiết bị.
2. Các loại sạc điện thoại trên xe máy được ưa chuộng
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại sạc điện thoại trên xe máy. Tuy nhiên, nếu sử dụng những thiết bị không uy tín, hệ thống điện và ắc quy trên xe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây nguy hiểm cho người dùng.
Dưới đây là một vài bộ sạc điện thoại trên xe máy được ưa chuộng và phổ biến nhất:
2.1. Sạc điện thoại trên xe máy SM04-3.1A
Sạc điện thoại SM04-3.1A là sản phẩm dành cho xe máy phổ biến nhất hiện nay. Bộ sạc có xuất xứ từ Trung Quốc được thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi khi sử dụng. Nguồn đầu ra của sạc được trang bị 2 cổng USB dễ dàng kết nối với các thiết bị điện tử và điện thoại thông qua dây dẫn.
Dây nguồn kết nối gồm 2 cực là cực dương (+) và cực âm (-) được ký hiệu lần lượt là màu đỏ và màu xanh, có điện áp phù hợp với nguồn điện từ bình ắc quy của xe máy.
Bên cạnh đó, sạc SM04-3.1A còn có nắp cao su đạt tiêu chuẩn kháng nước IP66 giúp bảo vệ cổng USB khỏi nước và bụi. Với mức giá tầm 90.000 đồng, thiết bị sạc này giúp người dùng không lo hết pin khi đang di chuyển.
2.2. Sạc điện thoại đồng hồ Rizoma cho xe máy
Sạc điện thoại đồng hồ Rizoma cho xe máy là thiết bị được sản xuất bởi nhãn hàng Rizoma - thương hiệu hàng đầu của Ý chuyên về lĩnh vực phụ kiện xe máy. Bộ sạc này được xem như một món phụ kiện trang trí cho xe với thiết kế 2 tính năng trong 1 sản phẩm.
Người dùng vừa có thể theo dõi thời gian qua đồng hồ, vừa có thể kết nối sạc điện thoại khi di chuyển. Bộ sạc gồm 1 cổng USB có cấu tạo và kết nối như chiếc sạc điện thoại thông thường, cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử.
2.3. Sạc điện thoại dùng cho xe máy LED VOL
Sạc LED VOL là phiên bản nâng cấp của mẫu sạc mẫu sạc SM04-3.1A. Sở hữu các ưu điểm của SM04-3.1A, bộ sạc này còn được trang bị thêm đồng hồ màn hình LED giúp hiển thị giá trị điện áp sạc. Không những vậy, sạc LED VOL còn sử dụng vỏ ngoài được sản xuất từ nhựa cao cấp ABS chống cháy và chịu nhiệt độ cao tới 80 độ C.
Ngoài ra, bộ sạc này còn được cung cấp thêm 1 cầu chì để đảm bảo an toàn cho thiết bị, giảm nguy cơ xảy ra chập cháy hoặc quá tải. Với mức giá khoảng 130.000 đồng, người dùng có thể sở hữu một bộ sạc hiện đại, hữu ích.
2.4. Sạc điện thoại kèm ổ đựng tẩu thuốc trên xe máy A30 - Kmart
Sạc điện thoại kèm ổ đựng tẩu thuốc trên xe máy A30 - Kmart là dòng sản phẩm khá phổ thông, tuy nhiên hiện nay hầu hết các mẫu xe đều trược trang bị cổng USB-A nên việc mua và sử dụng loại tẩu này ít dần đi. Bên cạnh cổng sạc USB, sản phẩm này còn được trang bị 1 chiếc tẩu thuốc lá điện có thể châm thuốc khi cần.
Cổng sạc USB cung cấp nguồn điện đầu ra là 5V-1,5A, phù hợp với các thiết bị như điện thoại, Ipad. Bộ sạc này có thiết kế nhỏ gọn, các cổng sạc đều có nắp bằng cao su chống nước giúp người dùng có thể thoải mái đi dưới mưa hoặc khi rửa xe.
3. Cách gắn sạc điện thoại lên xe máy
Hiện nay, một số mẫu xe hiện đại đã được trang bị sẵn cổng sạc điện thoại trên xe, đem lại tiện ích cho người dùng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể gắn thêm sạc điện thoại theo 2 cách lắp sạc điện thoại trên xe máy như sau:
Cách 1: Kết nối với nguồn điện của ổ khóa
- Bước 1: Người dùng tìm 2 dây cấp nguồn đến cho ổ khóa điện, thường ở gần vị trí tay le gió
- Bước 2: Tháo nắp mặt trên xe ra
- Bước 3: Đấu nối dùng màu dây màu đỏ và màu xanh tương ứng
- Bước 4: Tìm vị trí để cục sạc cho hợp lý và thẩm mỹ có thể gắn lên yếm xe hay mặt trước xe
Khi gắn sạc điện thoại theo phương pháp này, người dùng chỉ có thể nạp điện khi ổ khóa xe được cấp nguồn.
Cách 2: Kết nối với nguồn điện ắc quy
- Bước 1: Đấu trực tiếp dây cấp nguồn cho cục sạc với bình ắc quy trên xe máy
- Bước 2: Đấu nối dây có màu tương ứng đỏ với đỏ, xanh với xanh
Phương pháp này có thể cấp nguồn cho sạc liên tục. Do được nối trực tiếp với ắc quy, khi muốn nạp điện cho thiết bị, người dùng chỉ cần bật công tắc trên bộ sạc pin là có thể sử dụng. Cách gắn sạc này an toàn hơn vì có thể đấu qua một cầu chì bảo vệ trong trường hợp quá tải.
Tuy nhiên, mỗi phương tiện sẽ phù hợp với các loại cổng sạc khác nhau, người dùng cần tìm hiểu kỹ hoặc nghe tư vấn bởi các kỹ thuật viên có kinh nghiệm.
4. Lưu ý khi gắn sạc điện thoại lên xe máy
Để tránh xảy ra những sự cố khi sạc điện thoại trên xe máy, người dùng cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn khi sử dụng:
Khi sạc thiết bị bằng cổng sạc trên xe máy, người dùng cần lưu ý rút thiết bị và bộ chuyển đổi ra khỏi cổng sạc khi đã đến nơi hoặc ngừng sử dụng. Điều này giúp bảo vệ cổng sạc khỏi những tác động bên ngoài như nước mưa, bụi bẩn hoặc va đập, ảnh hưởng tới hiệu quả nạp điện.
Người dùng chỉ nên sử dụng cổng sạc khi động cơ xe đang hoạt động. Việc này giúp đảm bảo mức điện năng được cung cấp đầy đủ cho thiết bị. Ngoài ra, trên thực tế bạn không nên quá lạm dụng vào việc sạc điện thoại trên xe máy, do quá trình di chuyển và nhiệt độ có thể làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của thiết bị.
Sạc điện thoại dưới yên xe là một giải pháp tiện lợi khi di chuyển. Tuy nhiên, chủ xe nên trang bị thêm tấm lót cốp để bảo vệ thiết bị. Lót cốp có tác dụng làm giảm truyền nhiệt từ động cơ xe tới điện thoại đồng thời giữ cho nhiệt độ trong cốp được ổn định hơn tránh nguy cơ gây cháy nổ. Bên cạnh đó, tấm lót cốp còn giúp bảo vệ điện thoại khỏi các tác động từ bên ngoài như va đập, trầy xước trong quá trình vận hành.
Hiện nay, một số mẫu xe đã trang bị sẵn hệ thống sạc pin điện thoại ở hộc đồ bên dưới tay lái. Trong trường hợp này, người dùng nên chuẩn bị lớp khăn lót hoặc tấm đệm bằng cao su để chống va đập và giữ ổn định cho điện thoại trong quá trình sạc.
Ngoài ra, khi sử dụng dây sạc điện thoại trên xe máy, người dùng nên ưu tiên sử dụng dây sạc điện thoại ngắn vừa đủ tránh gây vướng víu trong quá trình vận hành, ảnh hưởng tới hoạt động điều khiển phương tiện.
Để bảo vệ đầu dây cắm, người dùng nên để ở khoảng 90 độ thay vì uốn cong dây ngay tại đầu cắm giúp giảm áp lực trên đầu dây cắm và bảo vệ cổng sạc trên điện thoại khỏi hư hại. Khi không sử dụng, người dùng nên giữ dây ở trạng thái thẳng để tránh bị đứt, làm giảm độ bền của dây.
Tùy thuộc và nhu cầu sử dụng, chủ phương tiện có thể cân nhắc có nên gắn sạc điện thoại trên xe máy hay không. Tuy nhiên, việc gắn sạc điện thoại trên xe có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống điện nếu không được thực hiện đúng cách. Ngoài ra, người dùng nên lưu ý đến các yếu tố an toàn giúp bảo vệ xe và thiết bị.
Các dòng xe máy điện tốt nhất hiện nay của VinFast không chỉ sở hữu thiết kế thời thượng, tính năng an toàn mà còn được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới. Khách hàng có thể đặt mua xe máy điện VinFast thế hệ mới ngay hôm nay để có cơ hội sở hữu mẫu phương tiện dẫn đầu xu hướng và nhận loạt ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
** Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo
>>> Tìm hiểu thêm: