Có nên để thức ăn trên ô tô và vừa ăn vừa lái xe?

Có nên để thức ăn trên ô tô để vừa ăn vừa lái xe không? Đây là thói quen của một số chủ phương tiện, do bận rộn nên họ chọn cách mang đồ ăn lên ô tô để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, việc làm này có thể ảnh hưởng đến nội thất xe ô tô, và thậm chí có thể ảnh hưởng đến việc lái xe.
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

Thức ăn để trên xe ô tô trong khoảng thời gian dài với điều kiện nhiệt độ thay đổi liên tục sẽ rất nhanh hỏng. Các thực phẩm này nếu không được xử lý ngay sẽ gây mùi trong xe, là tác nhân hình thành vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của người lái và hành khách. Vậy có nên để thức ăn trong xe ô tô không? Loại thực phẩm nào có thể được tích trữ trên xe mà vẫn đảm bảo? 

1. Có nên để thức ăn trên ô tô không?

1.1. Để đồ ăn có mùi khó chịu trên ô tô

Các món ăn dễ ám mùi nếu để trong khu vực cabin xe, kết hợp máy lạnh có thể gây mùi khó chịu chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

Đồ ăn có thể gây mùi khó chịu là lý do vì sao không nên để thức ăn trên xe hơi 
Đồ ăn có thể gây mùi khó chịu là lý do vì sao không nên để thức ăn trên xe hơi (Nguồn: Sưu tầm)

Trong trường hợp xe ô tô bị tình trạng này, người dùng nên mở hé cửa sổ và bật điều hòa ở chế độ lấy gió ngoài để không khí trong xe thông thoáng hơn, làm bay đi mùi thức ăn đang vương lại trong xe. Ngoài ra, để làm giảm mùi khó chịu cũ, người dùng có thể sử dụng thêm các loại nước hoa, sáp thơm hoặc dùng các cách khử mùi không cần hóa chất (như vỏ quýt, cà phê,...) cho nội thất ô tô sau khi đã mở cửa sổ cho thoáng khí.

1.2. Lưu ý khi để thức ăn trên ô tô: Đồ ăn nhanh bị hỏng

Theo tạp chí Reader’s Digest dẫn lời tiến sĩ dinh dưỡng Lauri Wright, Đại học Bắc Florida, Hoa Kỳ: Vi khuẩn phát triển nhanh nhất ở mức nhiệt 4,5 - 60 độ C. Nhiều loại còn có thể sinh trưởng và tăng gấp đôi số lượng chỉ trong 20 phút.

Nếu người dùng để thực phẩm trong xe có nhiệt độ trên 32 độ C quá 1 tiếng, thực phẩm có thể bị hỏng. Có nghĩa là khi để đồ ăn trong xe ô tô, nếu gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn trong thực phẩm có thể phát triển và sinh sôi nhanh làm thức ăn ôi thiu. 

Trong trường hợp không bật điều hòa, nhiệt độ trong ô tô đóng kín là rất nóng, đặc biệt vào giờ giữa trưa hoặc khi ô tô đỗ ở khu vực có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Ví dụ vào mùa hè và dưới ánh nắng trưa, một ô tô đóng kín cửa có thể có nhiệt độ lên đến 50 - 60 độ C tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loài vi khuẩn phát triển. Thậm chí một số loại bao bì, hộp đựng bảo quản thực phẩm cũng không thể chịu được mức nhiệt này.

Nếu muốn bảo quản thức ăn an toàn trên xe trong một khoảng thời gian ngắn trên đường về nhà, người dùng có thể đem theo túi cách nhiệt để giữ lạnh thực phẩm, sử dụng một túi đá nếu muốn giữ lạnh đồ lạnh hoặc dùng gói gel đông lạnh. Ngoài ra, chủ xe nên mang thực phẩm đến nơi có nhiệt độ phù hợp để được bảo quan ngay khi có thể.

Có nên để thức ăn trên ô tô không? Các lưu ý khi để thức ăn trên ô tô khi xe đỗ ngoài nắng
Các lưu ý khi để thức ăn trên ô tô khi xe đỗ ngoài nắng (Nguồn: Sưu tầm)

1.3. Đồ ăn bị đổ khiến ô tô bẩn, khó vệ sinh

Dùng bữa trên ô tô có thể làm đồ ăn bị đổ, rơi vãi làm khu vực cabin, các thiết bị trên bảng điều khiển bị bẩn và nhanh xuống cấp, ngoài ra người dùng cũng tốn nhiều chi phí vệ sinh hay sửa chữa, phục hồi.

Với thức ăn dạng nước hoặc kèm theo nước chấm, nếu người dùng làm đổ, rơi xuống sàn hay trong cabin thì có biện pháp khử mùi nhanh hoặc mang xe đi rửa ngay để tránh trường hợp thực phẩm gây mùi khó chịu hơn. 

Các loại nước uống có màu như trà hay cà phê nóng khi bị đổ xuống ghế, sàn xe cũng có thể làm ố, hỏng ghế và thảm.

Vì sao không nên để thức ăn trên xe hơi
Sử dụng đồ ăn trên ô tô có thể khiến ô tô bị bẩn, khó vệ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

1.4. Dễ thu hút gián, chuột vào xe

Ngoài các thực phẩm dạng nước dùng, nước chấm,... như trên, các món ăn vặt (bánh kẹo, trái cây) cũng được một vài người lái xe sử dụng. Tuy nhiên, các thực phẩm này nếu vương vãi trong cabin cũng có thể thu hút gián, chuột, côn trùng,... gây hại cho nội thất ô tô.

Để tránh tình trạng này, người dùng nên bảo quản thực phẩm kỹ càng, tránh làm vương vãi khi ăn, vệ sinh sạch sẽ, khử mùi sau khi dùng món và đóng cửa xe cẩn thận. Người dùng có thể áp dụng thêm một số bí quyết chống chuột trên xe ô tô như long não, tinh dầu chống chuột,...

2. Những tác động khi người lái vừa ăn vừa lái xe

Ngoài những lý do vì sao không nên để thức ăn trên xe ô tô như trên, thực tế nếu người điều khiển phương tiện vừa ăn uống vừa lái xe còn có thể gây mất an toàn. Cụ thể như:

2.1. Không tập trung lái xe

Các món ăn người lái dùng để vừa có thể lái xe, vừa có thể ăn trong khi di chuyển thường là đồ ăn nhanh, thực phẩm có giấy bọc. Vì vậy, để bóc lớp giấy bọc bên ngoài, người lái cần sử dụng cả hai tay, sau đó dùng một tay để điều khiển vô lăng trong khi tay còn lại cầm đồ ăn, dẫn đến gây mất tập trung khi điều khiển phương tiện thậm chí không phản ứng kịp thời khi gặp những tình huống bất ngờ trên đường.

Ngoài ra, trong trường hợp người lái xe dùng bữa xong an toàn, tay vẫn có thể bị dính dầu mỡ từ đồ ăn. Vì vậy khi điều khiển vô lăng và cần số, người điều khiển xe có thể khó khăn hơn và gây mất vệ sinh cho nội thất xe. 

2.2. Đồ ăn trong xe đổ vào bảng điều khiển trung tâm

Khi đang ăn dở dang hoặc sau khi ăn xong, một số người thường “tiện tay” để luôn bao thực phẩm, vỏ đồ uống lên taplo hoặc cần số, hành động này có thể khiến các bao bì thực phẩm chắn tầm nhìn và thao tác của người điều khiển xe và gây nguy hiểm trong quá trình lái. 

Vì sao không nên vừa ăn vừa lái xe ô tô
Vì sao không nên vừa ăn vừa lái xe ô tô? (Nguồn: Sưu tầm)

2.3. Hộp nhựa, chai nhựa lăn vào chân ga, chân phanh gây nguy hiểm

Trong trường hợp người điều khiển xe dùng xong thức ăn, các vỏ đồ ăn, vỏ chai nước uống rỗng có thể lăn xuống phía dưới chân phanh hay chân ga, chân phanh làm khó điều khiển, gây nguy hiểm.

Như vậy, người dùng có nên để thức ăn trên ô tô hay không? Thực tế, người dùng vẫn có thể để thực phẩm trên xe nhưng cần bảo quản đúng cách và mang đến nơi có điều kiện nhiệt độ phù hợp nhanh chóng. Bên cạnh đó, người lái xe không nên ăn uống trên xe, trong quá trình lái xe. 

Khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin để đặt mua VF e34 hoặc đặt cọc VinFast VF 8, VinFast VF 9, sở hữu mẫu ô tô điện thông minh và chinh phục mọi hành trình cùng VinFast.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>> Tìm hiểu thêm:

16/08/2022
Chia sẻ bài viết này