Chức năng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nạp trên ô tô

Trên xe ô tô có rất nhiều thiết bị điện được trang bị và thường có ắc quy cung cấp điện để đảm bảo xe vận hành an toàn. Nhưng ắc quy chỉ chứa một lượng điện nhất định, chính vì vậy, hệ thống nạp trên ô tô có vai trò cung cấp điện cho tất cả thiết bị điện và ắc quy.

Chức năng và cấu tạo của hệ thống nạp trên ô tô

Đầu tiên, hệ thống nạp điện trên ô tô có chức năng cung cấp điện năng trong thời gian xe hoạt động hoặc cả khi động cơ dừng. Trên xe có rất nhiều thiết bị điện trong đó có cả thiết bị an toàn hay các tiện ích ô tô, do đó, hệ thống nạp điện của xe luôn duy trì để đảm bảo cung cấp điện trong cả quá trình động cơ hoạt động hay dừng.

Hệ thống nạp trên ô tô tạo ra điện nhờ sử dụng năng lượng phát sinh từ hoạt động quay của động cơ. Để có thể cung cấp điện năng cho toàn bộ các thiết bị trên xe ô tô và cả nạp ắc quy, hệ thống nạp bao gồm các bộ phận như: máy phát điện, bộ tiết chế hay bộ điều áp, ắc quy, đèn báo sạc và khóa điện. Các bộ phận được thiết kế hoạt động chặt chẽ với nhau đảm bảo duy trì hoạt động của hệ thống nạp.

Máy phát điện

Máy phát điện là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cung cấp điện trên ô tô. Bộ phận này có tới 3 chức năng đó là: phát điện, chỉnh dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều và chỉnh điện áp đầu ra.

Cấu tạo hệ thống nạp trên ô tô
Cấu tạo hệ thống sạc trên ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

Máy phát điện trên ô tô phát ra điện dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ khi nam châm quay trong một cuộn dây từ đó tạo ra điện áp trong cuộn dây và phát sinh trong dòng điện.

Điện được tạo ra lại là dòng điện xoay chiều trong khi các thiết bị trong ô tô cần sử dụng điện một chiều, bởi vậy, lúc này máy phát điện cần phải tiếp tục chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

Khi đã tạo ra được dòng điện một chiều, máy phát điện cần chỉnh điện áp đầu ra bởi dòng điện được tạo ra từ nguyên lý quay một nam châm trong sợi dây. Do vậy, dòng điện phụ thuộc vào tốc độ của nam châm, hay nói cách khác dòng điện phụ thuộc vào tốc độ của động cơ bởi nó dẫn động từ trục khuỷu của động cơ. Chính bởi nguyên lý hoạt động như vậy, cho nên máy phát điện có thêm chức năng điều chỉnh điện áp đầu ra để dòng điện được cung cấp ổn định đến các thiết bị của ô tô.

Bộ tiết chế hay bộ điều áp

Bộ điều áp được đặt ngay trong máy phát của hệ thống cung cấp điện. Bộ điều áp được dùng để điều chỉnh điện áp khi tốc độ của máy phát điện thay đổi hoặc thậm chí ngay cả khi cường độ dòng điện chạy trong mạch điện thay đổi.

Pin/Ắc quy

Đây là bộ phận lưu trữ và cung cấp điện cho ô tô ngay cả khi xe tắt máy. Ắc quy chứa một lượng điện nhất định sẽ cung cấp điện để khởi động động cơ hoặc khi máy phát điện không hoạt động. Sau đó, khi động cơ được khởi động và điện được tạo ra từ máy phát, dòng điện này sẽ tiếp tục cung cấp điện cho động cơ và nạp điện vào ắc quy. 

Đèn báo nạp

Đèn báo nằm trên taplo của xe ô tô, đèn sẽ phát ra tín hiệu và cảnh báo cho tài xế khi hệ thống nạp trên ô tô gặp sự cố.

Khoá điện

Khoá điện là bộ phận được dùng để đóng và tắt dòng điện. Mỗi dòng điện chạy trong mạch nạp tương ứng với mỗi vị trí của khóa điện.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống nạp ô tô

Dòng điện được sinh ra từ máy phát điện của hệ thống nạp trên ô tô nhờ sử dụng nam châm quay trong cuộn dây. Khi số vòng dây quấn càng nhiều thì sức điện cuộn dây động sinh trong dòng điện càng lớn dẫn đến số vòng quay càng mạnh và tốc độ di chuyển của nam châm từ đó cùng tăng lên nhanh chóng.

Từ thông xuyên qua cuộn dây sẽ ngày càng tăng khi nam châm lại gần cuộn dây và ngược lại, khi đưa cuộn dây ra xa, đường sức từ xuyên qua cuộn dây cùng theo đó mà giảm xuống. Cuộn dây trong máy phát điện thường không  được cấu tạo để từ thông trong nó biến đổi nên hay nảy sinh hiện tượng tạo ra từ thông theo hướng chống lại những thay đổi xảy ra.

Những dấu hiệu nhận biết máy phát điện bị hỏng

Xe khởi động khó: Nếu xe ô tô đang gặp vấn đề về khởi động như khởi động nhiều lần mới được thì rất có thể chổi than của máy phát điện đã bị mòn hoặc bộ điều áp của hệ thống cung cấp điện đã hỏng.

Hệ thống nạp trên ô tô, dấu hiệu nhận biết máy phát điện bị hỏng
Dấu hiệu nhận biết máy phát điện bị hỏng (Nguồn: Sưu tầm)

Bình ắc quy xe bị chết: Xe không thể khởi động hoặc phải câu điện cho bình ắc quy xe mới khởi động được chính là dấu hiệu cho thấy máy phát điện đã không cấp điện cho bình ắc quy.

Hệ thống đèn trên xe không sáng rõ: Dấu hiệu này cho thấy máy phát gặp vấn đề bởi máy phát đang không thể tải được điện cung cấp cho các thiết bị.

Mùi cháy của cao su: Tuy không phổ biến nhưng khi gặp trường hợp này thì đó chính là dây đai của máy phát bị cọ sát với một chi tiết nào đó và làm cho hoạt động của máy phát bị gián đoạn.

Khi động cơ đang nổ mà đèn sạc vẫn nổi sáng: Theo nguyên tắc, khi xe nổ máy đèn báo sạc sẽ tắt để báo hiệu máy phát điện vẫn hoạt động bình thường.

Bộ tiết chế của máy phát bị hỏng: Nếu xe xuất hiện tiếng kêu phát ra từ máy phát khi động cơ hoạt động thì bộ tiết chế của máy phát có thể là một nguyên nhân.

Khách hàng tham khảo thông tin, đăng ký lái thử và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VF e34, President, Lux SA2.0, Lux A2.0, Fadil hoặc gọi điện đến hotline 1900 2323 89 để được hướng dẫn chi tiết.

>>> Xem thêm:

11 thiết bị điện và điện tử được trang bị trên ô tô

Hệ thống trạm sạc xe điện VinFast

25/05/2021
Chia sẻ bài viết này