Chính sách giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí ở London
Vấn đề ô nhiễm không khí của London như thế nào? Chính quyền Anh và người dân phải đối mặt với những vấn đề gì? Liệu mọi chuyện được giải quyết kịp thời. Cùng chúng tôi điểm qua bài viết dưới đây.
- Ô nhiễm không khí ở London gây ra hàng ngàn ca tử vong sớm mỗi năm.
- Một số người London phải tiếp xúc với không khí độc hại tương đương với việc họ phải hút 150 điếu thuốc mỗi năm.
- Hầu hết ô nhiễm không khí của London là từ giao thông đường bộ.
- Thị trưởng London đã thực hiện một số biện pháp để giảm khí thải.
- Một số biện pháp giảm khí thải và cải thiện chất lượng không khí như: Sử dụng xe buýt mới, taxi điện, mở nhiều làn đường dành cho xe đạp và thu hẹp những làn đường khác dành cho xe sử dụng động cơ xăng dầu.
- Kết quả, giảm một số nơi của thành phố phải đối mặt với mức độ ô nhiễm báo động từ 455 xuống còn 14.
Vấn đề ô nhiễm tại London
Trong nửa thế kỷ trước, khói và sương mù khói bụi lớn năm 1952, bao phủ London gây chết người, số ca tử vong do khói bụi lên tới 12.000 người. Gần đây hơn, vào năm 2013, Ella Adoo-Kissi-Debrah đã chết vì ô nhiễm không khí. Bạn của cô cũng là người đồng sáng lập của tổ chức Choked Up, Anjali Raman-Middleton nói: "Ella là người đầu tiên trên thế giới, liệt kê vào danh sách chết do ô nhiễm không khí ". Vấn đề dai dẳng của London như không khí độc hại gây ra 4,000 ca tử vong sớm mỗi năm, không chỉ là vấn đề sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Thị trưởng London Sadiq Khan nói với WRI: "Phải công bằng xã hội với những người nghèo nhất ở London khi họ đang sống ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi không khí độc hại".
Theo quỹ tim mạch Anh, những người đó thường không phải là người da màu, tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí tương đương với hút 150 điếu thuốc mỗi năm. Và họ không một mình đối mặt với ô nhiễm không khí độc hại trong cuộc sống hàng ngày. Những cư dân này thuộc 90% dân số thế giới tiếp xúc với không khí ô nhiễm, gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm do đột quỵ, ung thư phổi, bệnh tim và các bệnh hô hấp mãn tính và cấp tính.
Hầu hết ô nhiễm không khí của London là từ giao thông đường bộ, bao gồm ô tô, xe buýt và taxi. Khi những chiếc xe này đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, chúng giải phóng các chất ô nhiễm không khí độc hại và phát thải khí nhà kính, chẳng hạn như carbon dioxide.
Trong hai thập kỷ qua, các thị trưởng London đã liên tục đưa ra các chính sách và biện pháp giảm ô nhiễm của thành phố xuồng mức tối thiểu. Gần đây, Thị trưởng Sadiq Khan, được bầu vào năm 2016, đã thúc đẩy thực hiện một số chính sách để giảm ô nhiễm không khí trên toàn thành phố. Biện pháp mới nhất được đề xuất thực hiện "Xây dựng nhiều vùng ít bị phát thải chất độc" (ULEZ). Biện pháp này đã đạt Giải thưởng thành phố 2020-2021, trong đó nhấn mạnh các cách tiếp cận sáng tạo để đồng thời giải quyết biến đổi khí hậu và sự đô thị hóa nhanh. Trong việc thực thi chính sách ULEZ ở toàn bộ trung tâm London, chính sách yêu cầu các tài xế phải đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải xe nghiêm ngặt hoặc trả phí hàng ngày, khuyến khích người dân và doanh nghiệp chuyển từ phương tiện gây ô nhiễm nặng sang các phương tiện di chuyển sạch hơn.
Chính sách làm sạch không khí
ULEZ nằm trong một chương trình nghị sự với chính sách giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu để làm cho London trở thành một nơi công đáng sống. Được đưa ra vào năm 2019, ULEZ là chính sách tối ưu nhất trong suốt hai thập kỷ qua, nhằm đánh thuế ô nhiễm không khí và giảm tắc nghẽn giao thông.
Làm việc song song với các chính sách khác, ULEZ có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về khí thải nhà kính mà các phương tiện phải đáp ứng khi sử dụng trong khu vực. Các phương tiện vượt quá tiêu chuẩn khí thải của ULEZ phải trả từ £ 12,50-100 ( 17,50-140 USD ) để lái xe vào khu vực 21 kilômét vuông (khoảng 8 dặm Anh), bao gồm trung tâm London. Hệ thống camera đảm bảo quan sát các phương tiện phát thải một cách chính xác. Vào tháng 10 năm 2021, ULEZ sẽ mở rộng khu vực đến các con đường chính xung quanh thành phố London, mở rộng diện tích quản lí là 360 km2 (khoảng 140 dặm vuông Anh).
Trọng tâm của việc thực hiện ULEZ là áp dụng từ từ và chính quyền thường xuyên bổ sung vào các chính sách trước đó để tối ưu công dụng của chính sách. Mặc dù ban đầu chỉ tập trung vào việc chống lại tắc nghẽn giao thông. Sau khi mở rộng thu phí các phương tiện sử dụng nhiên liệu đốt như xăng, chính phủ dần đưa ra các biện pháp giảm khí thải được áp dụng cho tất cả các phương tiện khác, với các tiêu chuẩn ngày càng nghiêm ngặt.
Ngoài việc bổ sung cho các chính sách trước đây, ULEZ ngày càng mở rộng hơn, toàn diện hơn ở London. Các biện pháp này bao gồm nâng cấp đội xe buýt công cộng, sử dụng taxi điện, ô tô điện, xe điện các loại, xây dựng cơ sở hạ tầng dành cho người đi xe đạp, mở cách làn đường ưu tiên cho người đi bộ và đóng cửa đường trong thời gian đón và trả học sinh. Kết quả là 3,2 triệu cư dân London được sống trong không khí sạch hơn, sử dụng xe công cộng chất lượng cao hơn và làn đường để di chuyển bằng xe đạp hay đi bộ. Số trường học phải đối mặt với ô nhiễm ở mức độ không an toàn đã giảm từ 455 vào năm 2016 xuống còn 14 vào năm 2019 đồng thời không gian riêng để đi xe đạp đã tăng gần gấp ba lần. Một nghiên cứu được thực hiện 10 tháng sau khi giới thiệu ULEZ cho thấy chỉ còn 49% phương tiện gây ô nhiễm tương đương với 44.100 phương tiện, được sử dụng trong trung tâm London mỗi ngày. Điều đó dẫn đến giảm khi lượng khí thải CO2 từ vận tải đường bộ là 6% và nồng độ NO2 là 44%.
Cục giao thông đường bộ ở London cho biết (TFL) cơ quan chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về mạng lưới giao thông của London. Họ ước tính rằng các chính sách về giao thông của London, bao gồm ULEZ, sẽ giúp làm giảm 1,2 triệu ca nhập viện liên quan đến ô nhiễm không khí mới trên toàn thành phố vào năm 2050 Như vậy, London có thể tiết kiệm cho Dịch vụ Y tế Quốc gia và hệ thống chăm sóc xã hội của Vương quốc Anh 5 tỷ bảng Anh (7 tỷ đô la) và giảm chi phí kinh tế hàng năm 4,6 tỷ đô la ô nhiễm không khí ở Anh.
“Không ai bị bỏ lại phía sau” khẩu hiệu để giải quyết vấn đề triệt để
Việc thực hiện chính sách làm xanh thành phố không chỉ đảm bảo về quy mô mà còn chất lượng và toàn diện. Chính sách nên được linh hoạt thực hiện giữa các khu vực và đối tượng.
Vì các khu dân cư và cư dân London có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi không khí độc hại, ULEZ có các gói chính sách hỗ trợ họ để đảm bảo rằng quyền lợi với ích của việc giảm khí thải và ô nhiễm không khí đến một cách công bằng với người dân toàn thành phố. Ví dụ như ở các khu phố phụ thuộc nhiều hơn vào giao thông công cộng và gần gũi hơn với những con đường huyết mạch bận rộn đẩy mạnh hơn, hỗ trợ tối đa cho người dân. Do đó, ULEZ và các chính sách này được dự kiến sẽ giảm 85% sự chênh lệch trong tiếp xúc với ô nhiễm không khí giữa các khu dân cư ô nhiễm nhất và ít ô nhiễm nhất vào năm 2030.
John Lowe đang là một phụ huynh và cũng là một bác sĩ địa phương đã giải thích với WRI, "Là một phụ huynh có con đang theo học một trường học gần với một con đường tấp nập, ULEZ rất quan trọng đối với tôi và tôi đặc biệt chú ý đến các chính sách. Và cũng là một bác sĩ, tôi biết rằng trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hay ô nhiễm không khí hơn".
.Doanh thu từ ULEZ và các chính sách khác cũng đã giúp Cơ quan London (GLA) đầu tư 105 triệu đô la vào việc trang bị thêm và mua xe buýt công cộng mới - hiện đáp ứng các tiêu chuẩn ULEZ - khiến London trở thành chủ sở hữu của đội xe buýt điện lớn nhất châu Âu. Quỹ chất lượng không khí của Thị trưởng trị giá 30 triệu đô la hỗ trợ các dự án do quận lãnh đạo, bao gồm các xây dựng đường phố phát thải thấp và mở rộng mạng lưới xe đạp.
Một khía cạnh quan trọng của việc thực hiện ULEZ là để các biện pháp hiệu quả và các phương tiện đạt được các tiêu chuẩn khí thải gặp nhiều khó khăn. GLA đã có một loạt cuộc điều tra đánh giá tác động tích hợp và các cuộc họp với tham gia rộng rãi của các bên liên quan, hay hội thảo, các nhóm để công chúng có cơ hội tham vấn. Vì thế, một quỹ trị giá 60 triệu đô la Mỹ được tạo ra để giúp các doanh nghiệp nhỏ và cư dân có thu nhập thấp và nhóm khuyết tật, đồng thời đồng loạt thay thế các phương tiện phát thải cao bằng phương tiện sạch, thân thiện với môi trường.
Sự hưởng ứng rộng rãi của chính sách
Ngày nay, ULEZ được hưởng ứng cao của cả công chúng và các quan chức năng, góp phần vào thành công lớn của nó. Nhưng không phải công chúng lúc nào cũng hưởng ứng. Vào năm 2003, dư luận đã thay đổi khi khoản phí hỗ trợ đầu tiên sau vụ khói bụi lớn gây chết người năm 1953 bị “tắc nghẽn”.
Các chiến dịch truyền thông công cộng rộng rãi đi kèm với việc triển khai ULEZ là yếu tố rất quan trọng tạo nên thành công của nó. Shirley Rodrigues, Phó Thị trưởng Môi trường và Năng lượng cho biết: "Chiến dịch này thực sự giúp thay đổi suy nghĩ của mọi người".
Chính phủ, cộng đồng khoa học và chính quyền địa phương làm sáng tỏ tầm quan trọng của các phương pháp tiếp cận chính sách ULEZ và chỉ đạo người dân thực hiện chính sách đó. Các cơ quan ban ngành hợp lực xây dựng nhận thức và hiểu biết của công chúng và tạo nền tảng vững chắc đáng tin cậy cho người dân. Hơn nữa, các cơ quan tận tụy và công hiến duy trì thực hiện chính sách lâu dài để tạo lên bước vượt trội của kế hoạch.
Rodrigues nói thêm: "Kết quả to lớn mà chúng ta đều thấy được, đó là bạn thực sự có sức khỏe và kinh tế tốt. Dù bạn sẽ nhận được những ưu đãi thích hợp hay không thì hãy hành động vì mọi người vì tương lai của toàn thành phố, biên thành phố trở nên sạch hơn". Bên cạnh việc sử dụng các phương tiện công cộng, việc đi bộ hay di chuyển bằng xe đạp là biện pháp tốt được nhắc trong chiến dịch.
Các vấn đề bất bình đẳng đô thị và biến đổi khí hậu thường khó giải quyết đối với các thành phố, nhưng ULEZ và các chính sách liên quan của nó cho thấy có thể vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ được giải quyết ở quy mô địa phương. Mục tiêu của London là 80% tất cả các cách thức di chuyển trong thành phố có thể chuyển sang đi bộ, đi xe đạp hoặc phương tiện giao thông công cộng vào năm 2041. Ngày nay, thành phố đang tiến gần hơn đến việc đạt được mục tiêu đó. Điều này làm cho London trở thành một nơi sạch sẽ hơn, khỏe mạnh hơn và đáng sống hơn.
Giải thưởng thành phố 2020-2021 tôn vinh các cách chính sách và sáng chế sáng tạo để cùng nhau giải quyết biến đổi khí hậu và ổn định đô thị. Như vậy, càng ngày còn người càng hướng tới cách sống ôn hòa với môi trường và phát triển cuộc sống tươi xanh.