Tìm hiểu công thức tính chi phí nuôi xe ô tô 1 tháng
Chi phí sử dụng xe ô tô là những khoản tiền khách hàng cần phải chi trả trong quá trình vận hành phương tiện nhằm duy trì trạng thái xe ổn định, đồng thời đảm bảo các quy định lưu thông của Nhà nước. Vậy có những những khoản chi phí nuôi xe ô tô 1 tháng cần biết nào hiện nay?
1. Chi phí nuôi xe ô tô 1 tháng cần biết
Chi phí sử dụng ô tô hàng tháng cần biết bao gồm hai loại: chi phí cố định và chi phí linh hoạt. Theo đó, chủ phương tiện cần phải chi trả các loại khoản phí như phí đăng kiểm, phí giữ xe hàng tháng, phí cầu đường,...
1.1. Chi phí cố định
Chi phí nuôi xe ô tô cố định là khoản phí mà người dùng cần chi trả định kỳ theo thời gian quy định của Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền. Đây là khoản chi tất yếu áp dụng cho mọi dòng xe.
- Chi phí đăng kiểm
Chi phí đăng kiểm là một khoản phí bắt buộc giúp chủ phương tiện lăn bánh hợp pháp. Theo đó, tiêu chuẩn đăng kiểm gồm: an toàn kỹ thuật và mức độ bảo vệ môi trường.
Đối với xe ô tô dưới 10 chỗ, các mốc thời gian đăng kiểm định kỳ sẽ tùy thuộc vào số năm sản xuất. Theo đó, quy định đăng kiểm xe định kỳ lần lượt như sau: 18 tháng (đối với xe sản xuất dưới 7 năm), 12 tháng (đối với xe sản xuất từ 7-12 năm), 6 tháng (đối với xe sản xuất trên 12 năm và xe có đăng ký kinh doanh vận tải).
Theo thông tư số 238/2016/TT-BTC, chi phí đăng kiểm được quy định như sau:
- Biểu phí đăng kiểm: 240.000 đồng
- Phí cấp giấy chứng nhận đăng kiểm: 100.000 đồng.
- Lệ phí bảo hộ
Đây là khoản phí bắt buộc đối với xe ô tô. Loại phí này sử dụng cho mục đích bảo trì và nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông.
Phí đường bộ cho xe ô tô sẽ được thu theo năm. Mức phí được quy định theo Thông tư số 293/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính, cụ thể: Phí bảo trì đường bộ cho xe ô tô dưới 10 chỗ là 130.000 đồng/ tháng.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) là loại bảo hiểm bắt buộc. Theo đó, giá bảo hiểm TNDS được Bộ Tài Chính quy định như sau:
- Xe dưới 6 chỗ ngồi: 437.000 đồng/năm
- Xe từ 6 – 11 chỗ ngồi: 794.000 đồng/năm
- Xe dưới 6 chỗ ngồi kinh doanh vận tải: 756.000 đồng/năm
- Xe 6 chỗ ngồi kinh doanh vận tải: 929.000 đồng/năm
- Xe 7 chỗ ngồi kinh doanh vận tải: 1.080.000 đồng/năm
- Xe 8 chỗ ngồi kinh doanh vận tải: 1.253.000 đồng/năm
- Phí bảo hiểm vật chất
Bên cạnh đó, một trong những chi phí nuôi xe ô tô 1 tháng mà chủ phương tiện nên cần biết là phí bảo hiểm vật chất, hay còn được gọi là bảo hiểm thân vỏ hoặc bảo hiểm 2 chiều. Đây là loại bảo hiểm chịu trách nhiệm về thiệt hại vật chất như máy móc, thân vỏ… do tai nạn nằm ngoài sự kiểm soát của chủ xe. Theo đó, mức bồi thường sẽ được tính theo giá trị thực tế của xe vào thời điểm khách hàng mua bảo hiểm, thường dao động trong khoảng 1,5% giá trị của phương tiện.
1.2. Chi phí linh hoạt
Chi phí nuôi xe ô tô 1 tháng linh hoạt thường thay đổi theo mức độ và thói quen điều khiển phương tiện. Theo đó, khoản tài chính sẽ thường dao động khác nhau dựa trên quãng đường, cách vận hành phương tiện, dòng xe,...
- Phí xăng/dầu
Người điều khiển cần nạp nhiên liệu xăng/dầu để có thể bắt đầu hành trình di chuyển. Khoản chi phí này không cố định, tùy thuộc vào loại xe sử dụng và quãng đường di chuyển.
Bên cạnh đó, chi phí sử dụng xe ô tô này cũng bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá nhiên liệu. Chủ phương tiện cần căn cứ theo giá thị trường để tối ưu chi phí vận hành phương tiện.
- Phí cầu đường BOT
Chi phí cầu đường BOT rơi vào khoảng 500.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu chỉ điều khiển xe để đi lại hằng ngày, chi phí này không ảnh hưởng quá nhiều.
- Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa
Để đảm bảo phương tiện vận hành mượt mà, êm ái, chủ phương tiện cần mang xe đi bảo dưỡng định kỳ tại các gara/showroom uy tín. Mỗi loại xe ô tô sẽ có một mức chi phí bảo dưỡng khác nhau. Theo đó, các mẫu xe sang hoặc các phương tiện đời quá cũ sẽ có chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cao hơn. Người dùng cần trang bị kinh nghiệm vận hành xe an toàn, bền bỉ để kéo dài tuổi thọ và tối ưu chi phí sửa chữa.
>>>Tìm hiểu thêm: Chi phí bảo dưỡng ô tô điện và xe xăng: Loại nào tiết kiệm hơn?
- Phí gửi xe
Trong trường hợp không có không gian riêng để bảo quản xe, đặc biệt là đối với những khách hàng sống tại các khu căn hộ chung cư, phí giữ xe hằng tháng thường giao động từ 1 - 2 triệu đồng tùy thuộc vào mỗi địa điểm.
Phí gửi xe bên ngoài sẽ phát sinh khi chủ phương tiện cần đậu ô tô ngoài đường. Hiện nay, phí giữ xe ô tô ở một số hàng quán khoảng 20.000 đồng/lượt. Phí đậu xe trên một số tuyến đường cho phép khoảng 25.000 – 40.000 đồng/giờ.
Ngoài ra, mức phí để gửi xe tại các khu vực tầng hầm trung tâm thương mại, khoảng 35.000 đồng/2 giờ đầu tiên. Mỗi giờ tiếp sẽ theo là 20.000 đồng/giờ. Trung bình 1 tháng, phí gửi xe bên ngoài mà người dùng cần chỉ trả là khoảng 500.000 đồng.
2. Cách tính chi phí sử dụng ô tô hàng tháng cần biết
Bên cạnh những thông tin chi phí sử dụng ô tô hàng tháng cần biết, người dùng còn cần nắm rõ tính chi phí nhằm tối ưu mức tài chính “nuôi xe”. Ngoài ra, điều này cũng giúp chủ xe dự toán được các khoản chi, tránh dẫn đến áp lực tài chính do bị động.
2.1. Cách tính chi phí nhiên liệu
Chi phí nhiên liệu là khoản chi linh hoạt hàng tháng. Theo đó, phương pháp tính chi phí nhiên liệu được thực hiện như sau:
- Bước 1: Ghi lại số km trên công tơ mét khi xe ô tô gần cạn nhiên liệu.
- Bước 2: Người dùng hãy tiến hành đổ đầy bình xăng trở lại. Tuy nhiên, chủ xe lưu ý chỉ đổ vừa đầy, không để xăng trào ra ngoài, sau đó ghi chép lại số lít xăng đã đổ.
- Bước 3: Tiếp tục đổ đầy bình xăng sau khi xe hết nhiên liệu. Sau đó, người dùng tiếp tục ghi lại khoản chi nhiên liệu như bước 2.
- Bước 4: Ghi lại số Km hiển thị ở công tơ mét và trừ đi số cũ trước khi đổ đầy bình xăng. Sau đó, người dùng theo dõi số Km xe đã đi được kể từ khi đổ đầy bình xăng.
- Bước 5: Lấy số Km đã chạy chia cho lít xăng đã đổ, người dùng sẽ biết được mức tiêu thụ nhiên liệu của phương tiện.
- Bước 6: Chuyển đổi tương đương quãng đường di chuyển mỗi tháng với lít xăng đã sử dụng.
- Bước 7: Nhân số lượng nhiên liệu sử dụng mỗi tháng với giá xăng. Từ đó, chủ xe sẽ tính được chi phí nhiên liệu cho mỗi tháng.
2.2. Cách tính chi phí bảo dưỡng, bảo hiểm
Để xe luôn đạt trạng thái vận hành tốt nhất, chủ phương tiện cần mang ô tô đi bảo dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên, đây là khoản chi phí không cố định. Do vậy, người dùng cần nắm rõ cách tính để dự toán được khoản phí “nuôi xe”.
- Bước 1: Người dùng cần tính toán tổng số tiền đã chi trả cho các việc bảo dưỡng xe như thay dầu, thay nhớt, thay lốp, bảo dưỡng định kỳ, chi phí sửa chữa và bảo hiểm. Sau đó, chủ xe chia phí tổn này cho 12 tháng, từ đó tính ra chi phí cho 1 tháng.
- Bước 2: Chủ phương tiện lấy chi phí đăng kiểm trong một năm chia đều cho 12 tháng. Sau đó, người dùng cộng chi phí này với tổng chi phí ở bước 1 để biết được tổng số tiền chi trả cho chi phí bảo dưỡng, bảo hiểm.
2.3. Cách tính chi phí vận hành xe
Phương pháp tính chi phí lái xe giúp chủ phương tiện vận hành phương tiện với mức tài chính tối ưu. Cụ thể:
- Bước 1: Chủ xe tính tổng số tiền phải trả cho nhiên liệu hàng tháng. Sau đó, chủ xe cộng với phí sửa chữa và bảo trì, phí kiểm tra và đăng ký. Từ đó, người dùng sẽ tính được mức chi phí lái xe mỗi tháng.
- Bước 2: Người dùng lấy tổng chi phí chia cho tổng quãng đường đi trong 1 tháng. Từ đó, chủ xe sẽ biết được số tiền phải trả cho mỗi Km.
Lưu ý: Các chi phí trong tính toán trên không bao gồm phí mua xe, thời gian đi lại, khấu hao giá trị của ô tô, tai nạn, phí đỗ xe và lệ phí cầu đường cùng các chi phí khác liên quan đến xây dựng, đường xá và ô nhiễm.
3. Kinh nghiệm tiết kiệm chi phí sử dụng ô tô hàng tháng cần biết
Để tránh hao hụt ngân sách cho các khoản chi phí nuôi xe ô tô 1 tháng, người dùng nên nắm rõ các kinh nghiệm tiết kiệm chi phí sử dụng ô tô hàng tháng. Điều này giúp người dùng cân đối được mức chi tiêu cho các hành trình di chuyển.
3.1. Đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng xe ban đầu
Hướng dẫn dùng xe sẽ mô tả chi tiết các cách thức sử dụng tính năng của phương tiện. Theo đó, người dùng sẽ nắm được lịch trình bảo dưỡng cũng như các hạng mục bảo dưỡng để chủ động sửa chữa và kiểm tra. Đồng thời, sách hướng dẫn sử dụng phương tiện cũng cho phép người lái nắm rõ những nguyên tắc vận hành xe an toàn trong điều kiện thông thường hoặc điều kiện khắc nghiệt (di chuyển quãng đường dài trong khoảng thời gian ngắn, đường dốc, dừng liên tục trong quãng ngắn…). Việc đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng xe giúp người điều khiển nắm rõ cách thức vận hành phương tiện, tránh hao hụt tài chính khi sửa chữa, bảo dưỡng nhiều.
3.2. Sử dụng các loại dầu nhớt, dung dịch thích hợp
Vai trò của dầu động cơ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất vận hành của phương tiện. Theo đó, dầu nhớt giúp bôi trơn, giảm ma sát cũng như trung hòa các cặn bẩn, mạt kim loại, hỗ trợ các chi tiết trong động cơ hoạt động trơn tru và bền bỉ.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dầu động cơ khác nhau, người dùng có thể căn cứ sự tương thích của phương tiện để lựa chọn phù hợp. Trong đó, dầu tổng hợp (Synthetic) sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về cấp nhớt, nhiệt độ khởi động lạnh… Tuy nhiên, loại dầu này có giá thành khá cao.
Các đơn vị sản xuất xe ô tô thường khuyến cáo người dùng nên thay dầu khi phương tiện đã di chuyển 5.000 – 12.000km hoặc 3-6 tháng. Để chắc chắn hơn, người dùng nên xem lại trong sách hướng dẫn sử dụng phương tiện..
3.3. Bảo dưỡng ô tô định kỳ
Khi sử dụng trong thời gian dài, phương tiện sẽ bị những tác nhân như bụi bẩn, cặn canxi, xác côn trùng, mưa axit, nhựa cây,... làm ngoại thất xe bị hư hại. Vì vậy, việc vệ sinh phương tiện thường xuyên giúp ô tô duy trì tính thẩm mỹ ngoại thất, đồng thời giảm thiểu chi phí sửa chữa xe.
Để vệ sinh xe, người dùng có thể lựa chọn chủ động thực hiện tại nhà hoặc tại các điểm rửa ô tô chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu rửa xe tại nhà, người dùng không nên dùng các dung dịch có tính ăn mòn như bột giặt, nước rửa chén… Ngoài ra, khăn bẩn hoặc cứng cũng là một trong những nguyên nhân khiến lớp sơn xe bị bong tróc và trầy xước. Theo đó, chủ xe nên vệ sinh khoang máy và nội thất định kỳ từ 3-6 tháng.
>>>Tìm hiểu thêm:
- Quy trình rửa xe ô tô chuyên nghiệp trong 6 bước hiệu quả
- Hướng dẫn 5 bước rửa xe ô tô tại nhà đơn giản và đúng cách
Chủ xe nắm rõ thông tin chi phí nuôi xe ô tô 1 tháng cần biết giúp cân đối tài chính và có phương hướng dùng xe phù hợp. Theo đó, chủ sở hữu nên checklist những khoản chi tiêu sử dụng phương tiện hàng tháng, hàng tuần để có phương án tối ưu chi phí “nuôi xe”.
Các quý khách hàng hãy đặt mua VinFast VF 8, VinFast VF 9 để sở hữu mẫu ô tô điện thông minh và chinh phục mọi hành trình cùng VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:
- Tìm hiểu 2 loại chi phí nuôi xe ô tô hàng tháng
- Chi phí nuôi xe VF e34 hàng tháng là bao nhiêu?
- Nuôi ô tô điện tốn bao nhiêu tiền? Chi phí sử dụng ô tô điện
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo