Cách lấy chìa khóa ô tô gãy ra khỏi ổ khóa
Chìa khóa ô tô được ví như “đầu nguồn” để sử dụng phương tiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chìa khóa sẽ bị gãy trong ổ, thường xảy ra ở những xe sử dụng chìa khóa cơ. Tìm hiểu chi tiết cách lấy chìa khóa ô tô gãy ra khỏi ổ giúp chủ xe tiết kiệm thời gian và chi phí.
1. Những nguyên nhân chìa khóa ô tô bị gãy thường gặp
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chìa khóa ô tô bị gãy khi người dùng tra khóa vào ổ. Cụ thể:
- Chìa khóa bị mòn hoặc ổ khóa xe đã quá cũ. Điều này khiến cho chìa khóa bị kẹt lại và gãy khi chủ phương tiện cố gắng dùng lực mạnh để vặn khóa.
- Người dùng thường xuyên để chìa khóa ở khu vực ẩm ướt và dính nước mưa. Nước mưa có tính axit, sau một thời gian, chìa khóa sẽ bị hoen gỉ, hao mòn, ảnh hưởng đến bộ bền và dẫn tới gãy ngang.
- Chìa khóa bị kẹt lại trong quá trình cắm vào ổ. Chủ phương tiện dùng lực tay mạnh để cố gắng mở khóa hoặc lôi chìa ra khỏi ổ. Điều này làm cho chìa khóa chịu áp lực lớn và bị gãy.
- Do chìa khóa bị gù, cong vênh nên khi cắm vào ổ, người dùng cố gắng điều khiển sẽ vô tình tác dụng lực lớn làm chìa bị gãy và kẹt lại ½ bên trong ổ khóa.
Khi chìa khóa bị gãy, người dùng không thể khởi động được phương tiện, đồng thời cũng không thể thay thế khóa dự phòng. Điều này có thể ảnh hưởng tới lịch trình và công việc của chủ phương tiện.
2. Cách lấy chìa khóa ô tô gãy ra khỏi ổ khóa
Cách lấy chìa khóa ô tô gãy như thế nào? Mỗi mẹo lấy chìa khóa ô tô gãy ra khỏi ổ khóa tương ứng với mỗi nguyên nhân, người dùng nên sử dụng những vật dụng khác nhau để lấy chìa khóa gãy ra khỏi ổ. Theo đó, chủ phương tiện có thể sử dụng kìm nhọn, nhíp, miếng nhựa và kim loại.
2.1. Sử dụng kìm nhọn
Để thực hiện lấy chìa khóa gãy ra khỏi ổ, chủ phương tiện thao tác như sau:
Bước 1: Đưa đầu kìm nhọn vào bên trong ổ khóa. Người dùng hãy căn chỉnh sao cho kẹp được phần chìa khóa bị gãy.
Bước 2: Nếu người dùng đã cặp được phần đuôi của mảnh chìa khóa vỡ, hãy tiến hành kéo nó ra ngoài. Tuy nhiên, chủ phương tiện lưu ý không nên lôi quá nhanh, khiến lực hút kéo chìa khóa lại. Thay vào đó, người dùng hãy kéo theo hướng của chìa khóa đi ra để tránh bị tuột.
2.2. Sử dụng miếng nhựa
Người dùng chuẩn bị miếng nhựa rộng khoảng 2cm. Sau đó, chủ phương tiện hãy dùng dao lam cạo xước đầu miếng nhựa và nhỏ vài giọt keo 502. Tiếp đến, chủ phương tiện cho phần nhựa đã đổ keo vào bên trong ổ khóa. Sau khi đợi 10-15 phút để miếng nhựa khô keo, người dùng hãy tiến hành kéo ra.
Lưu ý: Không để keo 502 dính vào miệng ổ khóa.
2.3. Sử dụng dây kim loại
Bên cạnh đó, chủ phương tiện cũng có thể sử dụng dây kim loại (ghim kẹp giấy) để kéo chìa khóa gãy ra khỏi ổ như sau:
Bước 1: Người dùng hãy loại bỏ các bụi bẩn cũng như những mảnh vỡ kim loại còn lại bên trong ổ khóa bằng khí nén. Tuy nhiên, người dùng tránh sử dụng dung dịch làm sạch hay bôi trơn. Điều này có thể dẫn đến hư hỏng ổ khóa.
Bước 2: Chủ phương tiện hãy đưa phần còn lại của chìa khóa vào ổ để kiểm tra vị trí của phần gãy.
Bước 3: Chủ xe hãy lấy một cái ghim giấy và duỗi thẳng, sau đó uốn cong 2 đầu. Tiếp theo, người dùng hãy luồn dọc theo chìa khóa cho đến khi tiếp cận được với phần bị gãy.
Bước 4: Người dùng hãy nhẹ nhàng rút chìa khóa ra khỏi ổ. Tuy nhiên, chủ xe cần khéo léo sao cho dây kim loại không bị kéo theo ra bên ngoài.
Bước 5: Chủ xe cố gắng móc phần chìa khóa bị gãy vào dây thép và tiến hành kéo ra ngoài. Lưu ý, trong quá trình kéo, người dùng hãy lắc lên/xuống để tránh làm cho chìa khóa bị kẹt thêm.
3. Cách xử lý khi chìa khóa ô tô bị gãy
Tùy theo từng loại chìa khóa, người dùng có thể thực hiện những cách xử lý khác nhau. Nắm rõ cách khắc phục giúp người dùng tối ưu thời gian và nhanh chóng tiếp tục hành trình di chuyển.
3.1. Chìa khóa cơ ô tô bị gãy
Đối với chìa khóa truyền thống, người dùng thao tác theo 4 bước như sau:
Bước 1: Tìm số VIN
Số VIN là một dãy gồm 17 chữ số. Các chữ cái I, O và Q không nằm trong số VIN để tránh nhầm lẫn với số 1 và 0. Trong trường hợp này, người dùng có thể dựa vào số VIN để thay chìa khóa mới. Theo đó, số VIN được in tại các vị trí như sau:
- Bảng điều khiển phía trước người lái.
- Hốc bánh sau.
- Trước khối động cơ.
- Trong cốp xe.
- Kẹt cửa.
- Khung xe, giữa bộ chế hòa khí và máy rửa kính chắn gió.
Bước 2: Ghi lại năm sản xuất, số khung và loại xe
Thông tin này sẽ cho chủ xe biết loại chìa khóa cụ thể để mở được phương tiện. Theo đó, người dùng cần cung cấp thông tin gồm: tên xe, loại chìa, năm sản xuất, nơi nhập khẩu và số khung xe.
Bước 3: Gọi thợ sửa khóa xe ô tô
Đây là giải pháp được nhiều chủ xe lựa chọn bởi chi phí tiết kiệm. Tùy theo đời xe mà người sửa chữa sẽ cài đặt và lập trình chìa khóa thay thế.
Bước 4: Tìm kiếm các khóa thay thế hoặc khóa Fob (khóa gần)
Để tối ưu chi phí, người dùng cũng có thể tìm kiếm các loại chìa khóa xe ô tô cũ trên các sàn thương mại điện tử như Ebay, Amazon, Shopee, Lazada…
3.2. Chìa khóa điện tử bị mất/hỏng (Remote và chìa khóa thông minh)
Nếu người dùng làm mất/hỏng chìa khóa điện tử, hãy liên lạc với thợ sửa khóa chuyên nghiệp để được thay mới. Tuy nhiên, đối với những dòng xe cao cấp có chìa khóa vi mạch, người dùng khó có thể sử dụng phương pháp này.
Ngoài ra, người dùng có thể liên hệ trực tiếp tới nhà phân phối/đại lý mua xe để được hỗ trợ. Theo đó, chủ xe cần cung cấp một số thông tin chứng minh kèm theo sổ bảo hành. Đơn vị sản xuất sẽ tạo ra chìa khóa mới và gửi lại cho khách hàng. Tuy nhiên, chủ phương tiện sẽ tốn chi phí và thời gian hơn khi sử dụng phương pháp này.
4. Lưu ý khi sử dụng chìa khóa xe ô tô VinFast VF e34
Bên cạnh chìa khóa truyền thống, VF e34 được trang bị thêm chìa khóa thông minh. Chìa khóa xe VF e34 không chỉ giúp việc khởi động/ tắt máy diễn ra nhanh chóng, dễ dàng mà còn cung cấp nhiều tính năng hữu ích, đem lại sự tiện lợi cho người sử dụng.
4.1. Chìa khóa thông minh
Để tăng thêm tuổi thọ cho chìa khóa thông minh, chủ sở hữu VF e34 lưu ý một số điều sau:
- Tránh để chìa khóa nhiễu sóng: Smartkey hoạt động dựa trên sóng điện từ. Theo đó, chủ xe nên sử dụng chìa khóa ở khoảng cách từ 70 - 100cm để đảm bảo hiệu quả.
- Giữ gìn chìa khóa để tránh bị hư hỏng: Người dùng nên để chìa khóa ở vị trí khô ráo, sạch sẽ, tránh tiếp xúc với dung môi, sáp và chất tẩy rửa ăn mòn. Điều này gây ảnh hưởng đến cấu tạo vật lý và các chức năng trên chìa khóa.
- Mang theo chìa khóa khi lái xe: Nếu không mang theo chìa khóa, người dùng vẫn có thể điều khiển xe bình thường nhưng sẽ không thể khởi động lại sau khi phương tiện tắt máy.
- Người dùng nên chủ động theo dõi tình trạng pin của chìa khóa để thay thế kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành phương tiện. Lưu ý rằng, pin trên chìa khóa VF e34 không thuộc rác thải sinh hoạt, do đó cần phải được xử lý tại điểm thu gom tái chế thích hợp.
- Nếu chìa khóa xuất hiện những dấu hiệu hoạt động không ổn định, người dùng nhanh chóng liên hệ với hệ thống Xưởng dịch vụ của VinFast để được hỗ trợ kiểm tra.
- Trong trường hợp làm mất chìa khóa, người dùng hãy liên hệ với Xưởng dịch vụ của VinFast để được thay thế mới.
4.2. Chìa khóa cơ
Chìa khóa cơ được VinFast trang bị kèm theo phòng trường hợp Smartkey bị hết pin. Khi không sử dụng, người dùng nên cất gọn gàng tại vị trí khô ráo, tránh bị ẩm ướt, dẫn đến gỉ sét và hư hỏng.
Cách lấy chìa khóa ô tô gãy là giải pháp giúp chủ xe tiết kiệm chi phí và thực hiện nhanh chóng. Để hạn chế rơi vào trường hợp trên, người dùng nên đưa phương tiện đi kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ nhằm tối ưu công năng của tất cả bộ phận trên xe.
Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF e34, VF 9 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:
- Các loại chìa khóa xe ô tô phổ biến trên thị trường hiện nay
- 5 điều cần lưu ý khi sử dụng chìa khóa thông minh ô tô
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo