Top các hãng mũ bảo hiểm tốt nhất hiện nay
Hiện nay, mũ bảo hiểm được sản xuất với nhiều mẫu mã đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng đạt tiêu chuẩn và có chất lượng tốt. Vì vậy, người dùng cần cẩn trọng khi lựa chọn các hãng mũ bảo hiểm tốt để đảm bảo an toàn cho bản thân trong quá trình tham gia giao thông.
1. Tiêu chí chọn mua mũ bảo hiểm chất lượng
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn bảo vệ người sử dụng trước các tình huống xảy ra va chạm giao thông. Vì vậy, người dùng nên lưu ý một số tiêu chí để có thể chọn mua sản phẩm chất lượng, cụ thể:
1.1. Thiết kế đạt chuẩn
Mũ bảo hiểm phải có thiết kế đạt chuẩn, cấu tạo bền bỉ và chắc chắn. Thiết kế mũ bảo hiểm đạt chuẩn bao gồm:
- Phần vỏ: Vỏ được làm bằng nhựa cứng hoặc các loại vật liệu an toàn khác, có khả năng chống va đập tốt. Bề mặt mũ và các bộ phận khác phải nhẵn, không được có vết nứt hay cạnh sắc. Ngoài ra, chiều cao của ốc, vít, đinh tán không được vượt quá 2mm so với bề mặt mũ.
- Lớp đệm xốp: Đây là bộ phận quan trọng của mũ bảo hiểm, có vai trò hấp thụ xung động từ bên trong để giảm cường độ lực va chạm bên ngoài lên vùng mặt và đầu. Thiết kế đệm xốp yêu cầu phải có độ đàn hồi, chắc chắn và gắn khớp với vỏ để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Lớp lót: Đây là phần tiếp xúc trực tiếp giữa mũ và da đầu. Chất liệu sản xuất lớp lót yêu cầu phải thoáng khí, có khả năng thấm hút tốt để tránh gây bí bách khi sử dụng.
- Phần quai đeo: Quai đeo có dây đeo, bộ phận khóa, bộ phận điều chỉnh cho mũ vừa với đầu của người đội và được gắn chắc chắn với vỏ mũ. Phần khóa được thiết kế chắc chắn nhưng vẫn đảm bảo dễ dàng tháo lắp khi sử dụng.
1.2. Chất liệu của mũ
Chất liệu là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định đến chất lượng mũ bảo hiểm. Loại chất liệu đang được ưu tiên sử dụng cho vỏ mũ hiện nay là nhựa ABS với độ cứng, khả năng chịu lực, chịu nhiệt và chống va đập tốt.
Phần hấp thụ lực thường được làm bằng mút xốp (EPS). Loại chất liệu này có khả năng giảm thiểu lực tác động từ bên ngoài, giúp bảo vệ vùng đầu, hạn chế tổn thương khi va đập. Khi lựa chọn mũ bảo hiểm, người dùng nên chọn sản phẩm có thể tháo rời miếng đệm xốp giúp quá trình vệ sinh dễ dàng hơn.
1.3. Xác định nhu cầu
Người dùng nên xác định rõ nhu cầu của mình để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Nếu chỉ di chuyển trên quãng đường di chuyển vừa phải thì người dùng có thể tham khảo mũ bảo hiểm ¾ hoặc mũ nửa đầu. Ngược lại, trong trường hợp phải thường xuyên di chuyển trên quãng đường dài hoặc ở khu vực có địa hình phức tạp, người sử dụng nên ưu tiên chọn mũ cả đầu (fullface) để đảm bảo an toàn.
1.4. Thương hiệu sản phẩm
Người dùng nên ưu tiên lựa chọn mũ bảo hiểm đến từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có tem chứng nhận hợp quy,… để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Bên cạnh đó, người sử dụng cũng nên tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng để mua đúng sản phẩm chính hãng, tránh tình trạng mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Các loại mũ bảo hiểm trên thị trường hiện nay
2.1. Mũ bảo hiểm ¾
Mũ bảo hiểm ¾ đầu được thiết kế không có phần cằm mũ, để lộ hàm và mặt khi đội. Sản phẩm này phù hợp với cả người điều khiển phương tiện và người đi cùng. Ưu điểm của mũ bảo hiểm ¾ là có kiểu dáng trẻ trung và đem lại sự thông thoáng khi dùng. Tuy nhiên, hạn chế của sản phẩm này là chưa bảo vệ được phần mặt của người sử dụng.
2.2. Mũ bảo hiểm nửa đầu
Đây là loại mũ bảo hiểm đang được sử dụng phổ biến hiện nay bởi trọng lượng nhẹ và đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng. Sản phẩm này cũng có mức giá khá hợp lý. Tuy nhiên, nhược điểm của mũ bảo hiểm nửa đầu là khả năng bảo vệ thấp, chỉ che chắn được phần đầu phía trên.
2.3. Mũ bảo hiểm có kính
Loại mũ bảo hiểm này có thiết kế phần kính đến ngang mặt giúp che chắn mắt, mũi người dùng khỏi khói bụi khi di chuyển. Bên cạnh đó, mũ bảo hiểm có kính cũng khá tiện lợi và linh hoạt khi dùng. Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm này là phần kính dễ hỏng do cơ chế điều chỉnh lên xuống nhiều lần trong quá trình sử dụng.
Tìm hiểu thêm :>> Gợi ý 10 mũ bảo hiểm có kính chắn gió, chống nắng và tia UV
2.4. Mũ bảo hiểm trẻ em
Mũ bảo hiểm trẻ em là sản phẩm dành riêng cho các bé trong giai đoạn từ 3 tuổi trở lên. Tuy nhiên, các thiết kế mũ bảo hiểm trẻ em sẽ khác nhau theo từng độ tuổi, cụ thể:
- Từ 3 - 5 tuổi: Mũ có cấu tạo như sản phẩm dành cho người lớn nhưng nhẹ hơn.
- Từ 6 tuổi trở lên: Sử dụng mũ bảo hiểm giống người lớn nhưng cỡ nhỏ hơn và size dưới 50cm.
Tìm hiểu thêm :>> Top 9 mũ bảo hiểm trẻ em siêu nhẹ và an toàn hiện nay
2.5. Mũ bảo hiểm trùm đầu
Đây là dòng mũ bảo hiểm có thiết kế trùm hết phần đầu, mặt, kể cả thái dương, cằm và gáy của người sử dụng. Ưu điểm của sản phẩm là khả năng bảo vệ toàn diện, cản bớt lực gió tác động vào mặt khi di chuyển. Ngoài ra, phần kính chắn còn giúp người lái tránh khỏi bụi bẩn và côn trùng bay vào mắt khi điều khiển xe. Tuy nhiên, một nhược điểm chưa được khắc phục của dòng mũ trùm đầu là kém thông thoáng và phần kính cũng dễ bị mờ khi đi mưa.
3. Top 10 hãng nón bảo hiểm tốt hiện nay và giá tham khảo
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mũ bảo hiểm với mẫu mã khác nhau để người dùng lựa chọn. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng chắc chắn và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Dưới đây là 10 thương hiệu mũ bảo hiểm chính hãng, bền đẹp người dùng có thể tham khảo:
3.1. Mũ bảo hiểm Royal
Mũ bảo hiểm Royal được sản xuất bởi Công ty MAFA Việt Nam. Các sản phẩm của Royal bao gồm:
- Mũ bảo hiểm ¾ đầu.
- Mũ bảo hiểm trùm đầu.
- Mũ bảo hiểm lật cằm.
- Mũ bảo hiểm ½ đầu.
Ưu điểm:
- Độ bền cao.
- Đảm bảo an toàn cho vùng đầu khi xảy ra va đập.
- Thấm hút mồ hôi, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.
Giá tham khảo: Khoảng 300.000 - 1.200.000 đồng.
3.2. Mũ bảo hiểm Andes
Andes được sản xuất bởi Công ty TNHH Long Huei. Những sản phẩm của Andes có thiết kế sáng tạo và đạt tiêu chí an toàn.
Các sản phẩm của Andes bao gồm:
- Mũ bảo hiểm ¾ đầu.
- Mũ bảo hiểm trùm đầu.
- Mũ bảo hiểm nửa đầu.
- Mũ bảo hiểm trẻ em.
- Mũ bảo hiểm Luxury.
Ưu điểm:
- Độ bền cao, hạn chế tối đa hiện tượng nứt, hư hỏng,…
- Ôm sát đầu, giữ mũ không bị xê dịch khi có va chạm hay ngoại lực tác động vào.
- Chắn chắn và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Giá tham khảo: Khoảng 200.000 - 6.800.000 đồng.
3.3. Mũ bảo hiểm Nón Sơn
Mũ bảo hiểm Nón Sơn được sản xuất đúng tiêu chuẩn, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và tiêu chí an toàn cho người sử dụng.
Các sản phẩm của Nón Sơn bao gồm:
- Mũ bảo hiểm trơn.
- Mũ bảo hiểm lỗ thông gió.
- Mũ bảo hiểm có kính.
- Mũ bảo hiểm ốp tai.
- Mũ bảo hiểm trẻ em.
Ưu điểm:
- Độ bền cao.
- Hệ thống lỗ thông gió giúp không khí lưu thông vào bên trong mũ, giảm cảm giác bí bách khi đội.
- Khả năng bảo vệ tốt.
- Khả năng chống va đập hiệu quả.
Giá tham khảo: Khoảng 600.000 - 3.500.000 đồng.
3.4. Mũ bảo hiểm Protec
Protec là thương hiệu thuộc Công ty TNHH Thiết Bị Và Sản Phẩm An Toàn Việt Nam. Sản phẩm có thiết kế hiện đại, thời trang đồng thời mang đến khả năng bảo vệ tốt cho người sử dụng khi tham gia giao thông.
Các sản phẩm của Protec bao gồm:
- Mũ bảo hiểm ¾ đầu.
- Mũ bảo hiểm nửa đầu.
- Mũ bảo hiểm trẻ em.
Ưu điểm:
- Độ bền cao.
- Khả năng chịu sức kéo của dây và khóa mũ tốt.
- Thoải mái, vừa vặn và an toàn với da đầu.
Giá tham khảo: Khoảng 250.000 - 550.000 đồng.
3.5. Mũ bảo hiểm Asia
Mũ bảo hiểm Asia được sản xuất và cung cấp bởi Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Kỹ thuật Á Châu. Sản phẩm được quản lý theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008.
Các sản phẩm của Asia bao gồm:
- Mũ bảo hiểm ½ đầu.
- Mũ bảo hiểm ¾ đầu.
- Mũ bảo hiểm trùm đầu.
Ưu điểm:
- Chịu được các va đập mạnh.
- Khả năng hấp thụ xung động tốt.
- Kính chống bám bụi, ố nhòe, trầy xước nhờ được xử lý bằng công nghệ nano hiện đại.
Giá tham khảo: Khoảng 200.000 - 500.000 đồng.
3.6. Mũ bảo hiểm GRS
GRS là thương hiệu thuộc Công ty TNHH MTV SX TM Hoàng Quán. Những dòng mũ bảo hiểm của hãng này được thiết kế đa dạng, hiện đại và chất lượng tốt cùng mức giá phải chăng.
Các sản phẩm của GRS bao gồm:
- Mũ bảo hiểm ½ đầu.
- Mũ bảo hiểm ¾ đầu.
- Mũ bảo hiểm trùm đầu.
- Mũ bảo hiểm có kính.
Ưu điểm:
- Thiết kế cứng cáp, khả năng bảo vệ tốt.
- Hiệu quả chống va đập cao.
- Kính mũ có tính năng chống lóa mắt, phù hợp sử dụng vào ban ngày.
Giá tham khảo: Khoảng 250.000 - 450.000 đồng.
3.7. Mũ bảo hiểm HJC
Mũ bảo hiểm HJC có thiết kế ấn tượng, sản phẩm đa dạng, đạt chất lượng. Các sản phẩm của HJC bao gồm:
- Mũ bảo hiểm nửa đầu.
- Mũ bảo hiểm trùm đầu.
- Mũ bảo hiểm Off Road.
- Mũ bảo hiểm Modular.
- Mũ bảo hiểm Open Face.
Ưu điểm:
- Thấm hút mồ hôi nhanh.
- Chống va đập, chống trầy xước tốt.
Giá tham khảo: Khoảng 200.000 000- 4.900.000 đồng.
3.8. Mũ bảo hiểm LS2
Các sản phẩm mũ LS2 được sản xuất từ sợi thủy tinh, hợp kim và nhựa nguyên sinh ABS với cấu tạo chắc chắn và cứng cáp. Các sản phẩm của LS2 bao gồm:
- Mũ bảo hiểm ¾ đầu.
- Mũ bảo hiểm lật cằm.
- Mũ bảo hiểm cả đầu.
- Mũ bảo hiểm nửa đầu.
Ưu điểm:
- Khả năng hấp thụ lực xung động tốt.
- Trọng lượng nhẹ.
- Chịu nhiệt tốt.
Giá tham khảo: Khoảng 1.500.000 - 9.900.000 đồng.
3.9. Mũ bảo hiểm GRO
Mũ bảo hiểm GRO được sản xuất tại Việt Nam và đã được cấp chứng nhận đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN. Sản phẩm có kiểu dáng thời trang và phù hợp với mọi lứa tuổi.
Các sản phẩm của GRO bao gồm:
- Mũ bảo hiểm ¾ đầu.
- Mũ bảo hiểm ½ đầu.
- Mũ bảo hiểm cả đầu.
- Mũ bảo hiểm trẻ em.
Ưu điểm:
- Chịu mài mòn và chịu va đập tốt.
- Tính thoáng khí cao.
- Ôm sát đầu khi đội.
Giá tham khảo: Khoảng 250.000 - 1.000.000 đồng.
3.10. Mũ bảo hiểm Sunda
Sunda là thương hiệu của Công ty TNHH LONG HUEI Việt Nam. Những sản phẩm của Sunda được sản xuất bởi công nghệ tiên tiến và trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn an toàn quốc gia.
Các sản phẩm của Sunda bao gồm:
- Mũ bảo hiểm trùm mặt.
- Mũ bảo hiểm nửa đầu.
- Mũ bảo hiểm nửa đầu có kính.
- Mũ bảo hiểm ¾.
- Mũ bảo hiểm ¾ có kính.
Ưu điểm:
- Khả năng bảo vệ tốt.
- Chống vi khuẩn, chống dị ứng khi sử dụng.
Giá tham khảo: Khoảng 150.000 - 550.000 đồng.
Mũ bảo hiểm là phụ kiện quan trọng giúp bảo vệ an toàn vùng đầu cho người sử dụng trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông. Do đó, khách hàng nên lưu ý các tiêu chí, thương hiệu chính hãng để lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt.
Hiện nay, xử phạt khi đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm cũng đã được áp dụng tương tự như xe máy. Cụ thể, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành thì các đối tượng sau đây đều bắt buộc phải trang bị mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, cụ thể:
- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
- Những người điều khiển phương tiện xe máy điện, xe đạp điện.
- Những người được chở trên xe gắn máy, xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện và các loại xe tương tự.
Các dòng xe máy điện của VinFast như VinFast Klara S và VinFast Feliz đều có thiết kế cốp rộng rãi lên đến 20L, có thể chứa cùng lúc hai mũ bảo hiểm nửa đầu và các đồ dùng cần thiết khác. Quý khách hàng quan tâm có thể đăng ký lái thử và đặt mua ngay xe máy điện VinFast hoặc gọi điện đến số hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết.
* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.