Các cách nâng cấp ánh sáng xe ô tô đẹp và đúng quy định

Hệ thống đèn vừa có chức năng chiếu sáng, vừa tăng thẩm mỹ cho ô tô. Bên cạnh đèn nguyên bản, các cách nâng cấp ánh sáng xe ô tô như độ đèn pha - cốt, độ đèn gầm, giúp cải thiện khả năng chiếu sáng và làm xe nổi bật hơn. Chủ phương tiện cần biết các lưu ý khi nâng cấp ánh sáng ô tô để đảm bảo phát huy tối đa công dụng các loại đèn và không vi phạm quy định khi tham gia giao thông.
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

Hệ thống đèn xe có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng quan sát cho người lái. Để mang đến tầm nhìn tối ưu hơn khi lái xe, chủ phương tiện có thể tham khảo các cách nâng cấp ánh sáng xe ô tô. Giải pháp này vừa giúp cải thiện khả năng chiếu sáng, vừa góp phần thay đổi diện mạo của chiếc xe trở nên độc đáo, sang trọng, cá tính hơn. 

có nên nâng cấp ánh sáng cho xe ô tô bằng cách độ đèn xe?
Độ đèn xe ô tô là giải pháp hữu ích vừa cải thiện khả năng chiếu sáng, vừa tăng tính thẩm mỹ cho xe (Nguồn: Sưu tầm)

1. Khi nào cần nâng cấp ánh sáng xe ô tô?

Khi muốn tăng khả năng chiếu sáng và khắc phục nhược điểm của hệ thống đèn nguyên bản, chủ phương tiện thường độ đèn xe ô tô. Các kiểu nâng cấp ánh sáng cho xe ô tô thường là độ đèn pha hoặc đèn gầm giúp người lái quan sát tốt, điều khiển phương tiện an toàn và xe trông bắt mắt hơn.

Thông thường, để tăng sáng thì chủ xe sẽ lựa chọn độ đèn pha Bi-Xenon, Bi-Led hoặc độ đèn gầm có 2 chế độ pha - cốt. Trong trường hợp độ đèn tạo điểm nhấn cho ngoại hình xe, chủ phương tiện sẽ thay đổi đèn LED gầm, đèn hậu LED hoặc đèn LED mí silicon. 

2. Các vị trí đèn cần nâng cấp ánh sáng

Độ đèn ô tô rất có lợi đối với những người có nhu cầu đi lại thường xuyên, di chuyển xa trong điều kiện thiếu ánh sáng. Tùy thuộc vào sở thích và khả năng tài chính, chủ phương tiện có thể lựa chọn nâng cấp một hay nhiều vị trí đèn của xe. 

2.1. Nâng cấp đèn pha - cốt trên ô tô

Đèn pha - cốt (cos) là loại đèn phổ biến đặt chung trong cụm đèn pha ở đầu xe, có nhiệm vụ chiếu sáng phía trước xe:

  • Đèn pha ô tô có cường độ ánh sáng rất mạnh và tầm nhìn xa. Loại đèn này giúp cảnh báo tình trạng giao thông và chướng ngại vật, phù hợp cho xe di chuyển khi trời tối, trên các đoạn đường khó đi hoặc ánh sáng không đủ đảm bảo.
  • Đèn cốt là đèn chiếu gần, phạm vi chiếu sáng thấp và không làm ảnh hưởng tới người điều khiển phương tiện đi ngược chiều. Đèn cốt sử dụng chủ yếu khi đi qua các đoạn đường đông người, nhiều phương tiện tham gia giao thông, ánh sáng đèn đường vẫn đảm bảo tầm nhìn cho người lái xe. 

>> Tìm hiểu thêm: 

 
2.2. Nâng cấp đèn gầm ô tô

Đèn gầm hay còn gọi là đèn sương mù, cho ánh sáng cường độ cao, có khả năng chiếu sáng xa, mở rộng tầm nhìn của người lái khi đi qua đoạn đường đèo dốc, hầm chui hay những nơi ánh sáng yếu và trong điều kiện thời tiết xấu. Bên cạnh đó, khi di chuyển trên đường sương mù dày đặc hoặc mưa to, đèn gầm cũng góp phần tăng khả năng nhận diện cho các phương tiện đi ngược chiều, đảm bảo an toàn cho xe trong suốt hành trình.

Đèn sương mù thường được lắp ở dưới hoặc hai bên góc ngoài cùng của cản trước, cản sau hoặc cả cản trước và cản sau, giúp người lái dễ dàng quan sát mặt đường và vạch kẻ đường.

nâng cấp ánh sáng đèn gầm xe ô tô giúp người lái có tầm nhìn tốt hơn và an toàn khi lái xe hơn
Độ đèn gầm ô tô giúp người lái có tầm nhìn tốt hơn, an toàn khi lái xe trong điều kiện thời tiết xấu hoặc đi qua đèo, dốc (Nguồn: Sưu tầm)

3. Các cách nâng cấp ánh sáng xe ô tô

Có rất nhiều cách nâng cấp ánh sáng xe ô tô, phổ biến nhất là độ đèn gầm và độ  đèn pha - cốt. Bên cạnh đó, nhiều chủ phương tiện còn độ đèn mí, đèn nội thất,... mang lại phong cách riêng cho xe. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính và sở thích mà chủ xe lựa chọn cách độ đèn phù hợp. 

3.1. Nâng cấp ánh sáng đèn gầm

Đèn Xenon hay còn gọi là đèn HID (High Intensity Discharge) là loại đèn có ánh sáng cường độ cao hay đèn siêu sáng, thích hợp sử dụng để nâng cấp ánh sáng cho đèn gầm. Tuy nhiên, đèn Xenon có cường độ sáng cao nên khi lắp cho xe ô tô, kỹ thuật viên thường lắp thêm thấu kính gương cầu Projector (bi cầu) để giảm khả năng tán xạ ánh sáng, tập trung ánh sáng chiếu xuống đường và không gây chói cho phương tiện đi ngược chiều.

Bi gầm Xenon có 2 chế độ hỗ trợ tăng sáng đáng kể cho đèn cốt, do đó chủ xe sẽ không cần nâng cấp ánh sáng cho cụm đèn pha/cốt và tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Đèn bi gầm Xenon có 2 bộ phận:

  • Bi Xenon được gắn ở vị trí thấp (cản xe): Hội tụ ánh sáng và có khả năng chống nước 
  • Bóng Xenon: tạo ra ánh sáng màu xanh - trắng và cường độ sáng cao
các cách nâng cấp ánh sáng xe ô tô - nâng cấp đèn gầm Xenon
Đèn gầm bi Xenon có cường độ sáng cao và khả năng chống nước tốt (Nguồn: Sưu tầm)

>>> Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm độ đèn gầm ô tô đạt hiệu quả tốt nhất

3.2. Nâng cấp ánh sáng đèn pha - cốt

Cụm đèn pha vừa đóng vai trò chiếu sáng, vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ của xe. Vì vậy, việc nâng cấp đèn pha rất được người dùng chú ý. Các cách nâng cấp ánh sáng cho đèn pha - cốt gồm:

  • Thay bóng tăng sáng: Chủ xe có thể sử dụng bóng tăng sáng để thay thế bóng Halogen nguyên bản, giúp cường độ sáng tăng khoảng 120 - 130%. Đây là phương pháp vừa đơn giản vừa tiết kiệm chi phí khi lắp đặt nhanh và không ảnh hưởng đến chóa nguyên bản.
  • Lắp bóng Lumied cho đèn pha: Đây là loại bóng pha, cốt với đầy đủ các chân từ H1, H4, H7, 9005…, phù hợp với tất cả các dòng xe. Quy trình lắp đặt đèn này khá đơn giản và không ảnh hưởng đến thiết kế xe, độ chụm ánh sáng tốt và cường độ sáng mạnh tuy nhiên chủ phương tiện sẽ tốn khá nhiều chi phí để độ đèn.
  • Lắp bóng Xenon: Với bóng Xenon, độ sáng của đèn tăng khoảng 250 - 300% so với bóng Halogen nguyên bản. Ngoài ra chủ xe có thể chọn màu ánh sáng vàng (3000K), ánh sáng trắng vàng (4300K) hoặc ánh sáng trắng xanh (6000K).
  • Độ bi Xenon: Đây được đánh giá là giải pháp tốt nhất để cải thiện ánh sáng đèn pha với độ sáng tăng gấp 10 lần đèn nguyên bản, bi Xenon có cả 2 chế độ pha, cốt. Ngoài ra nếu chủ xe độ bi Xenon vào bên cốt thì khi bật pha xe sẽ có 4 đèn pha sáng cùng 1 lúc. Tương tự độ vào đèn pha thì khi bật cốt sẽ có 4 đèn cốt sáng cùng 1 lúc.
các cách nâng cấp ánh sáng xe ô tô - độ đèn pha-cốt
Độ đèn pha là giải pháp tăng sáng hiệu quả cho xe, hỗ trợ người lái quan sát tốt hơn (Nguồn: Sưu tầm)

4. Những lưu ý nâng cấp ánh sáng tránh ô tô

Theo khoản 13 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008, các hành vi lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đều bị nghiêm cấm đối với xe cơ giới. Do đó việc lắp đặt hay sử dụng đèn khác nguyên bản là hành vi vi phạm luật giao thông và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Để có thể nâng cấp ánh sáng ô tô mà không bị phạm luật, chủ phương tiện lưu ý nâng cấp hệ thống đèn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của hãng xe đang sở hữu. Đối với đèn Led hoặc đèn Xenon, khi nâng cấp cần đảm bảo cường độ ánh sáng đạt trong khoảng 3000-4000 Lumens/bóng. Bên cạnh đó, chủ xe tuyệt đối không được thay đổi thiết kế nguyên bản của xe.

Độ đèn xe ngày nay đã khá phổ biến và được nhiều người ưa chuộng bởi vừa tăng khả năng chiếu sáng, vừa mang lại diện mạo mới cho xe. Tìm hiểu chi tiết các cách nâng cấp ánh sáng xe ô tô và lưu ý sẽ giúp chủ phương tiện có thể độ đèn theo nhu cầu, sở thích mà không vi phạm luật giao thông.

Các sản phẩm xe VinFast đều có hệ thống đèn xe ô tô được thiết kế bắt mắt và áp dụng nhiều công nghệ hiện đại, tân tiến, vừa giúp người lái có thể quan sát tốt, vừa làm nổi bật diện mạo sang trọng, tinh tế cho chiếc xe.

Khách hàng đặt cọc xe VinFast VF e34, VF 8VF 9 ngay hôm nay để được trải nghiệm những tính năng thông minh, hỗ trợ quá trình lái xe hiệu quả, đảm bảo an toàn trên mọi cung đường.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm của VinFast hoặc hỗ trợ tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>>> Tìm hiểu thêm:

22/07/2022
Chia sẻ bài viết này