Đường đôi là gì? Biển báo hiệu đường đôi người lái xe cần biết
Biển báo giao thông có nhiệm vụ chỉ dẫn, cảnh báo người tham gia giao thông về đoạn đường phía trước. Trong đó, biển báo hiệu đường đôi là loại biển báo thường xuất hiện chủ yếu ở các thành phố lớn, đông dân cư để đảm bảo việc điều tiết giao thông di chuyển nhanh chóng và dễ dàng.

1. Đường đôi là gì?
Khoản 6, điều 3, Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT cũng định nghĩa về đường đôi như sau: Đường đôi có chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách giữa. Cụ thể, đường đôi được thiết kế theo kết cấu gồm 2 phần đường được ngăn cách bằng dải phân cách cố định hoặc có thể di chuyển được. Các phương tiện lưu thông sẽ chạy theo 2 hướng ngược nhau. Mỗi chiều sẽ gồm nhiều làn xe ô tô và xe máy.
Ngoài ra, người lái xe cần phân biệt được đường đôi với đường hai chiều để tránh nhầm lẫn khi tham gia lưu thông. Đường đôi khác với đường hai chiều là có dải phân cách ở giữa để ngăn cách hướng di chuyển của xe. Các phương tiện chỉ được quay đầu khi dải phân cách được mở ra ở các vị trí cố định.

2. Các biển báo hiệu đường đôi thường gặp
Biển báo hiệu đường đôi bao gồm biển báo hiệu bắt đầu đường đôi (W.235) và biển báo kết thúc đường đôi (W.236).
2.1. Biển báo hiệu bắt đầu đường đôi (biến báo số hiệu W.235)
Biển báo hiệu bắt đầu đường đôi mang số hiệu W.235 với tên gọi chính xác là: Biển báo đường đôi. Loại biển báo này được đặt để thông báo cho người lái xe tham gia giao thông biết sắp phải điều khiển phương tiện đi đến đoạn đường hai chiều có dải phân cách ở giữa.
Biển báo bắt đầu đường đôi thường được lắp đặt tại đầu đoạn đường và ở vị trí thuận lợi để người lái xe dễ quan sát thấy. Điều này nhằm đảm bảo người lái xe tham gia lưu thông trên đường có thể kịp thời điều khiển phương tiện đúng theo quy định.

2.2. Biển báo kết thúc đường đôi (biến báo số hiệu W.236)
Số hiệu biển báo kết thúc đường hai chiều có dải phân cách ở giữa là W.236. Biển báo này được đặt để báo trước với người điều khiển phương tiện biết khi sắp đến vị trí kết thúc đoạn đường đôi. Nhờ đó, người tham gia giao thông có thể chủ động lái xe an toàn và đúng luật.
3. Tốc độ lưu thông cho phép khi phương tiện đi trong đường đôi
Khi lưu thông trên đường, tốc độ di chuyển cũng ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của người lái và người tham gia giao thông. Đối với từng khu vực, người lái xe cần tuân thủ đúng tốc độ tối đa cho phép, tránh trường hợp điều khiển phương tiện chạy quá quy định.
Trong khu vực đông dân cư
Điều 6 và điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định tốc độ tối đa cho phép đối các phương tiện tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư trên đường đôi cụ thể như sau:
- Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự không được phép vượt quá 40 km/h
- Đối với xe cơ giới tốc độ tối đa không quá 60 km/h
Ngoài khu vực đông dân cư
Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải đã quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường đôi ngoài khu vực đông dân cư, như sau:
- Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn không được chạy quá 90km/h
- Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc) chỉ được phép chạy tối đa 80km/h
- Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông) không vượt quá 70km/h
- Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc không vượt quá 60km/h

4. Mức phạt vi phạm khi di chuyển trên đường đôi
Điểm d Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Cụ thể, với hành vi dừng, đỗ xe ở bên trái theo hướng lưu thông của đường đôi, người điều khiển có thể bị phạt hành chính từ 1-2 triệu đồng. Trong một số trường hợp, người điều khiển phương tiện còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.
Ngoài ra, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều về mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ được quy định.
Đối với ô tô:
- Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 800.000 - 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 -10 km/h.
- Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định phạt hành chính từ 4-6 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 -20 km/h.
- Người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
- Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 6-8 triệu đồng và bị tước bằng lái xe từ 02 - 04 tháng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20-35 km/h.
- Điểm c Khoản 7, Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển sẽ bị phạt từ 10-12 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 2-4 tháng trong trường hợp chạy xe quá tốc độ quy định trên 35 km/h.
Đối với mô tô, xe gắn máy
- Điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định phạt 300.000-400.000 đồng với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 đến dưới 10 km/h.
- Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 800.000 - 1 triệu đồng đối với hành vi chạy xe quá tốc độ quy định từ 10 - 20 km/h.
- Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt người điều khiển từ 4 - 5 triệu với hành vi chạy xe quá tốc độ quy định trên 20 km/h.
- Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người lái có hành vi lái xe vượt quá tốc độ cho phép, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.

Nắm rõ khái niệm và đặc điểm biển báo hiệu đường đôi sẽ giúp người lái xe dễ dàng nhận biết và chủ động điều khiển phương tiện đúng quy định. Bên cạnh đó, người lái xe di chuyển trên đường đôi cần lưu ý chạy đúng tốc độ quy định để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và người cùng tham gia giao thông.
Xe ô tô điện VinFast VF 8 sở hữu nhiều tính năng an toàn gồm hệ thống túi khí, cảm biến, camera giám sát,... để hỗ trợ người lái tập trung, giảm thiểu tối đa sự cố không mong muốn. Đặc biệt, xe được trang bị và nâng cấp thêm các tính năng tự hành - nhận diện các biển báo và tín hiệu giao thông. Tính năng này đưa ra các cảnh báo, nhắc nhở người điều khiển chấp hành theo quy định, giúp người lái xe tăng khả năng xử lý tình huống giao thông chính xác và nhanh chóng. Ngoài ra, những khách hàng sở hữu VF 8 còn có lợi thế khi công nghệ thông minh trên xe còn có khả năng đọc những biển báo giao thông của Việt Nam - điều mà những mẫu xe thông minh được nhập khẩu không thể làm được.
Người dùng có ý định lựa chọn xe xanh có thể tham khảo thông tin và đặt cọc xe VF 8, VF 9 và VF e34 online để tham gia trải nghiệm hiệu suất vận hành ấn tượng, những tính năng hiệu đại, thông minh, công nghệ ưu việt được trang bị trên xe và nhận thêm ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>>Tìm hiểu thêm:
- Nhận diện các loại biển báo trên đường cao tốc phổ biến nhất
- Ý nghĩa của các loại biển báo chỉ dẫn đường bộ
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo