Quy trình bảo dưỡng gầm ô tô đúng cách như thế nào?
Gầm ô tô có vai trò quan trọng trong việc giữ xe vận hành ổn định và an toàn. Theo đó, toàn bộ hệ thống khung gầm nâng đỡ các bộ phận của xe, giúp máy móc liên kết với nhau và hoạt động đồng bộ, linh hoạt. Do đó, việc bảo dưỡng gầm ô tô định kỳ, đúng cách là giải pháp giúp đảm bảo cho xe vận hành an toàn, bền bỉ và ổn định.
1. Tại sao phải bảo dưỡng gầm xe ô tô
Ngoài mục đích nâng đỡ, khung gầm xe ô tô còn là nơi để thiết bị được gắn, liên kết tạo ra một chiếc xe hoàn chỉnh. Khung gầm có 2 loại là liền vỏ hoặc rời vỏ. Gầm xe ô tô được cấu thành bởi 3 bộ phận chính bao gồm:
- Trục các-đăng: Là trục ống nối 2 bộ vi sai, có vai trò truyền lực từ động cơ đến các bánh xe để xe di chuyển. Tốc độ quay của trục các-đăng sẽ quyết định vận tốc xe chạy.
- Vi sai: Gồm nhiều bánh răng liên kết với nhau, hỗ trợ quá trình truyền lực từ động cơ đến trục các-đăng và bánh xe.
- Bánh xe: Cấu tạo bánh xe gồm lốp, ruột bên trong, vành xe, hệ thống phanh, trục bánh xe.
Trong mỗi bộ phần của khung gầm đều chứa các chi tiết nhỏ bên trong. Do đó, việc vệ sinh, bảo dưỡng gầm xe ô tô thường xuyên giúp đảm bảo độ bền cho các chi tiết này.
Thực tế, gầm xe tiếp xúc mặt đường nên dễ bị bụi bẩn tích tụ, ảnh hưởng đến khả năng vận hành an toàn của xe. Bên cạnh đó, sau một thời gian dài sử dụng, lỗ thoát nước phía dưới gầm có thể bị tắc nghẽn. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng gỉ sét, biến chất các chi tiết cơ khí quan trọng. Những hư hỏng ở gầm xe có thể làm suy giảm nghiêm trọng chức năng của xe, đòi hỏi chi phí sửa chữa tốn kém. Vì thế, việc bảo dưỡng thường xuyên là điều cần thiết. Hơn nữa, việc bảo dưỡng gầm thường xuyên cũng giúp những chiếc xe cũ có giá trị hơn khi chuyển nhượng sau này.
2. Quy trình bảo dưỡng gầm ô tô
Gầm xe liên quan tới toàn bộ hệ truyền động chính của ô tô với những chi tiết, hệ thống phức tạp. Vì vậy, việc bảo dưỡng, sửa chữa khung gầm ô tô cần thực hiện đúng quy trình và mất thời gian.
2.1. Tiến hành kiểm tra sơ bộ trước khi bảo dưỡng xe
Trước khi đến xưởng sửa chữa, bảo dưỡng, chủ phương tiện có thể tự kiểm tra các bộ phận của xe để nắm được tình hình và chủ động trao đổi với nhân viên kỹ thuật. Cụ thể:
- Phần khí xả: Giữ xe nổ máy sau đó tiến hành quan sát màu sắc của khí thải.
- Khí thải có màu trắng đục: nước làm mát ô tô bị rò rỉ vào động cơ hoặc có thể do sử dụng nhiên liệu kém chất lượng.
- Khí thải có màu đen: có thể do động cơ xe đốt quá nhiều nhiên liệu dẫn tới tỷ lệ không khí và nhiên liệu thấp hơn mức cho phép. Hoặc vấn đề có thể do động cơ diesel kim phun bị hỏng, lọc khí bị tắc, van EGR hoạt động kém,...
- Khí thải có màu xanh: van PVC bị tắc, các chi tiết cơ khí bị mòn khiến dầu bôi trơn turbo lọt vào buồng đốt.
- Khí thải có màu xám: Bộ phận làm mát có vấn đề.
- Chân nến điện: Người dùng có thể quan sát chi tiết này và “bắt bệnh” thông qua màu sắc:
- Chân nến điện màu đen: có thể do dầu bị sục lên buồng cháy.
- Chân nến điện màu sáng: có thể do động cơ bị quá nhiệt khiến chân nến điện bị cháy.
Ngoài ra, trong quá trình vận hành, chủ xe cũng cần lưu ý nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu sau thì có thể gầm xe đang gặp vấn đề:
- Xuất hiện âm thanh lạ, khi xe đi qua những đoạn đường gồ ghề thì phát ra âm thanh lớn;
- Hệ thống xả khí có âm thanh lạ;
- Xe có hiện tượng nghiêng sang một bên mặc dù đang di chuyển trên đường bằng phẳng;
- Hệ thống phanh hoạt động kém hiệu quả hoặc có tiếng kêu bất thường;
- Gầm xe bị rò rỉ nước hoặc chảy dầu;
- Bộ phận giảm xóc chảy dầu;
- Lốp mòn bất thường, rít mạnh khi dừng, đỗ xe;
- Vô lăng rung lắc bất thường khi lái xe với vận tốc từ 50 - 60km/h;
- Nhiệt độ nước làm mát động cơ cao hơn bình thường;
- Động cơ có hiện tượng giảm công suất và có độ ì máy lớn.
>>> Tìm hiểu thêm:
- Màu sắc khí thải là yếu tố nhận biết bất thường của động cơ
- Ống xả ô tô: Một số hư hỏng thường gặp và cách xử lý
- 5 loại tiếng ồn ô tô lái xe không nên bỏ qua
2.2. Hướng dẫn bảo dưỡng gầm xe ô tô và xử lý các lỗi xe gặp phải
Tùy thuộc vào chi tiết và mức độ hư hỏng, kỹ thuật viên sẽ có cách xử lý phù hợp cho xe. Dưới đây là những nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi cơ bản:
- Hệ thống lái
Dấu hiệu | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Tay lái nặng |
|
Chủ xe cần bổ sung đủ áp suất cho lốp, dầu cho trợ lực tay lái |
Tay lái khó trở về trạng thái cân bằng |
|
Tra dầu mỡ vào các khớp nối, chỉnh lại bạc lái và góc đặt bánh xe đúng chuẩn |
Tay lái bị rung |
|
Điều chỉnh bằng cách siết chặt đai ốc và các khớp nối, chỉnh lại bạc tỳ thước lái, cân bằng bánh xe, bơm lốp đủ áp suất quy định, hoặc đảo lốp, thay lốp ô tô |
Xe nhao sang trái hoặc phải |
|
Bơm lốp, kiểm tra chiều sâu gai lốp, bảo dưỡng gầm xe,… |
- Hệ thống treo (lốp và cụm lò xo giảm xóc)
Dấu hiệu | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Giảm chấn (thuộc cụm lò xo giảm xóc) bị chảy dầu |
|
Thay phớt sau đó bổ sung đúng loại dầu giảm xóc và đúng mức quy định |
Lốp bị mòn bất thường |
|
|
Dấu hiệu | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Phanh không ăn |
|
|
Bó phanh |
|
|
Phanh bị ăn lệch một bên | Kẹt piston phanh… | Kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế piston phanh nếu cần |
Ngoài ra, chủ xe có thể lựa chọn sơn phủ lên toàn bộ gầm ô tô lớp sơn hóa chất chuyên dụng để gia cố, tăng cường thêm lớp bảo vệ. Lớp sơn này sẽ giúp hạn chế những nhân tố gây hại từ môi trường lên gầm xe:
- Chống ăn mòn, gỉ sét: Lớp sơn phủ gầm chuyên dụng sẽ ngăn cản quá trình oxy hóa. Ngoài ra, trong dung dịch sơn có thành phần gốc nhựa dẻo cùng lớp cao su giúp sơn tính đàn hồi vĩnh viễn, trám vào các vết nứt, khe hở, lỗ hổng nhỏ,... để bảo vệ các chi tiết bên trong.
- Chống trầy xước: Thành phần gốc nhựa dẻo cùng cao su giúp gầm xe hạn chế trầy xước do vật sắc nhọn, va đập hay bị chạm gầm khi leo lề, chạy qua các gờ cao.
- Tăng cường cách âm: Lớp sơn phủ trám vào các khe hở, khớp nối giúp ngăn gió và tạp âm lọt vào bên trong.
- Hỗ trợ cách nhiệt: Sơn phủ gầm còn có khả năng hấp thụ nhiệt, hỗ trợ chống nóng và cách nhiệt cho gầm xe.
- Dễ vệ sinh: Phun gầm xe ô tô khiến các tạp chất như bụi bẩn, dầu mỡ, bùn đất khó bám vào gầm xe và việc vệ sinh cũng đơn giản hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: 4 lợi ích khi sơn phủ gầm ô tô chủ xe nên biết
3. Những lưu ý khi bảo dưỡng gầm xe ô tô
Sau một thời gian sử dụng, chủ xe cần tuân thủ lịch bảo dưỡng gầm xe ô tô định kỳ để đảm bảo vận hành ổn định và an toàn. Nếu nhận thấy vấn đề bất thường từ hệ thống khung gầm, chủ phương tiện cần đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và sớm khắc phục những hư hỏng nếu có.
Bên cạnh đó, chủ xe nên lựa chọn các gara, trung tâm sửa chữa uy tín, có linh phụ kiện chính hãng, chất lượng và được đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao hỗ trợ.
Bảo dưỡng gầm ô tô cần được thực hiện theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất bởi đây là bộ phận liên quan đến hệ truyền động chính của xe. Khách hàng sở hữu xe VinFast có thể đến các xưởng dịch vụ VinFast để được hỗ trợ bảo dưỡng xe ô tô định kỳ. Tại đây, người dùng sẽ được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp và được hỗ trợ bởi đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề cao cùng với các linh phụ kiện chính hãng, đảm bảo chất lượng.
Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF e34 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Các mẫu xe ô tô điện đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng để góp phần bảo vệ môi trường. VinFast hiện có nhiều ưu đãi hấp dẫn khi khách hàng đặt mua VF e34 và đặt cọc VF 8, VF 9 online. Quý khách sẽ được trải nghiệm công nghệ hiện đại, tính năng mạnh mẽ, thông minh được tích hợp trên xe.
Để có thêm thông hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm và dịch vụ của VinFast vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:
- 7 mốc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ theo số km và thời gian
- Vì sao khách hàng nên kiểm tra xe ô tô sau 1000km đầu tiên
- Các loại khung gầm ô tô được sử dụng phổ biến hiện nay
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.