6 bí quyết “giải cứu” bánh xe ô tô sụt hố tài xế cần nắm vững

Ô tô bị sụt hố là sự cố không hiếm gặp khi lái xe. Nếu chẳng may gặp phải tình huống này, tài xế có thể tự xử lý bằng nhiều cách khác nhau hoặc gọi cứu hộ 24/7.

Trong điều kiện hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, đường sá thường xuyên bị sụt lún và xuống cấp nghiêm trọng thì việc ô tô sụt hố không phải là điều hiếm lạ. Khi rơi vào tình huống này, một số tài xế sẽ nhấn ga theo phản xạ để cố thoát khỏi hố. Tuy nhiên, cách làm này thường không đem lại hiệu quả, thậm chí còn phản tác dụng khiến bánh xe bị thụt xuống hố sâu hơn. 

Do đó, nếu chẳng may gặp phải trường hợp này, người điều khiển xe cần phải giữ bình tĩnh, tắt máy, xuống xe và kiểm tra tình trạng sụt hố để lựa chọn phương án “giải cứu” phù hợp.

Lùi xe từ từ thoát khỏi miệng hố

Cách làm này chỉ nên áp dụng trong trường hợp bánh xe bị thụt xuống hố mà vẫn chạm được đáy của hố. Ngoài ra, nếu thấy khoảng cách giữa bánh xe với đáy hố nhỏ, có thể chèn các vật cứng như gỗ, đá, gạch… làm điểm tì thì có thể áp dụng giải pháp này.

giai cuu o to sut ho don gian bang cach lui xe
Lùi xe từ từ để đưa bánh xe ra khỏi miệng hố

Các bước thực hiện khá đơn giản, các tài xế chỉ cần đánh lái và cho xe lùi lại từ từ cho đến khi bánh xe thoát khỏi miệng hố.

Bẻ hết lái để bánh xe tì lên miệng hố

Trong trường hợp ô tô sụt hố mà quan sát thấy miệng hố hẹp, các tài xế có thể thao tác đánh lái để “cứu” xe ra khỏi miệng hố mà không cần đến công cụ hỗ trợ.

Khi thực hiện, các tài xế cần điều khiển vô lăng, đánh hết lái để bánh xe xoay và tì vào miệng hố. Lúc này, bánh xe có thể lợi dụng miệng hố làm điểm tì để bám vào. Sau đó, tài xế chỉ cần khởi động và nhấn mạnh ga để bánh xe lăn và thoát khỏi miệng hố.

danh het lai de cuu xe o to sut ho
Phương pháp đánh hết lái để “cứu” xe ô tô bị sụt hố đòi hỏi tài xế có kỹ năng lái tốt

Cách này không có nhiều thao tác nhưng lại đòi hỏi sự chính xác và kỹ năng điều khiển thành thạo, do đó chỉ nên áp dụng nếu tài xế thực sự có kinh nghiệm. Ngoài ra, nếu miệng hố quá rộng, sử dụng cách này có thể khiến bánh xe bị mắc kẹt hoặc thụt xuống sâu hơn.

Dùng cờ lê hỗ trợ khi bánh xe bị thụt xuống hố 

Tận dụng các công cụ hỗ trợ có sẵn như cờ lê cũng là giải pháp hữu hiệu để “giải cứu” ô tô sụt hố. Để thực hiện, tài xế chỉ cần chuẩn bị sẵn cờ lê, ống tuýp và sợi dây bền, chắc. Cần lưu ý rằng ống tuýp phải có đường kính tương đương kích thước đầu cờ lê, đồng thời chiều dài phải thích hợp để khi nối với cờ lê sẽ dài hơn bán kính lốp xe. 

Thao tác thực hiện như sau: Đầu tiên, tài xế mở la-zăng của bánh xe và lắp cờ lê vào các ốc vít trên bánh xe và cố định chúng. Sau đó, tiếp tục nối đầu còn lại của cờ lê với ống tuýp và cố định cụm cờ lê - ống tuýp vào chấu trên của vành la-zăng bằng một sợi dây. Cụm hỗ trợ này đóng vai trò như điểm tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường, tác động lực khi bánh xe quay.

cuu o to sut ho bang co le va ong tuyp
Sử dụng cờ lê, ống tuýp có sẵn để giúp bánh xe thoát khỏi hố

Bước tiếp theo, tài xế khởi động lại xe và từ từ nhấn ga. Lúc này, bánh xe quay cũng khiến cụm hỗ trợ quay theo. Dưới tác dụng của lực quay bánh xe và ma sát với mặt đường, bánh xe sẽ lên khỏi hố.

Dùng thanh sắt hoặc thanh gỗ lớn để làm đòn bẩy

Đối với hố sâu, không quá rộng như miệng cống thoát nước thì gạch, cờ lê hay ống tuýp cũng không mang lại hiệu quả mà cần một thanh sắt hoặc thanh gỗ dài và lớn làm điểm tì cho bánh xe.

cuu o to bi sut ho bang thanh go
“Giải cứu” bánh xe bị thụt xuống hố hoặc bùn lầy bằng thanh gỗ

Tài xế chỉ cần đặt một đầu thanh sắt hoặc gỗ xuống dưới hố, phần thân luồn dưới bánh xe bị mắc kẹt tạo điểm tì cho bánh xe. Sau đó, khởi động xe và cho xe chạy lùi từ từ qua thanh sắt, gỗ cho đến khi bánh xe ra khỏi miệng hố. Để đảm bảo hiệu quả, tài xế nên nhờ một người khác hoặc tìm cách ghìm không cho thanh sắt, gỗ bị xô lệch khi bánh xe chạy qua.

Sử dụng kích thuỷ lực ô tô

Phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh và tiện lợi nếu có sẵn kích thủy lực ô tô dự phòng trên xe. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ áp dụng được trong trường hợp hố không sâu.

cuu xe o to sut ho bang kich thuy luc
Kích thủy lực là lựa chọn thông minh khi cần cứu hộ xe ô tô sụt hố

Trước khi thực hiện giải pháp này, tài xế cần quan sát kỹ để xem chiều sâu của hố, khoảng cách giữa bánh xe và đáy hố là bao nhiêu. Dựa vào đó, tài xế sẽ tính toán được số lượng gạch hoặc đá, gỗ… cần kê vào.

Các bước thực hiện như sau: Chọn vị trí đặt kích thủy lực và dùng kích để nâng thân xe lên cao. Khi đã nâng đến độ cao thích hợp, đem gạch hoặc vật cứng khác kê giữa bánh xe và đáy hố sao cho khi hạ kích xuống thì bánh xe chạm được vật kê. Tốt nhất là kê gạch hoặc vật kê cao hơn chiều cao từ đáy hố đến bánh xe. Sau đó, hãy hạ kích xuống và kiểm tra, loại bỏ chướng ngại vật xung quanh bánh xe, khởi động và di  chuyển xe ra khỏi miệng hố.

Gọi dịch vụ cứu hộ hoặc kêu gọi hỗ trợ

Trong trường hợp ô tô sụt hố mà miệng hố quá rộng và sâu, không thể tự xử lý hoặc thiếu dụng cụ hỗ trợ thì tài xế nên gọi điện liên hệ dịch vụ cứu hộ 24/7. Nhiều đơn vị phân phối xe ô tô thường cung cấp dịch vụ cứu hộ miễn phí cho các mẫu xe do hãng phân phối. 

cuu ho khan cap xe o to sut ho
VinFast có chính sách cứu hộ 24/7 hoàn toàn miễn phí cho tất cả xe VinFast trong suốt thời gian bảo hành

Trong trường hợp khẩn cấp, người điều khiển xe có thể kêu gọi sự hỗ trợ của người xung quanh hoặc cơ quan chức năng gần nhất để nhanh chóng kéo xe thoát khỏi hố.

Tham khảo thêm thông tin và đặt mua các mẫu xe ô tô của VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, VinFast PresidentVinFast VF e34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.

01/07/2021
Chia sẻ bài viết này